Sau khi nắn bó bột gãy Dupuytren thì có phải theo dõi tiếp tục không? Có sử dụng thuốc gây mê hay không?
Sau khi nắn bó bột gãy Dupuytren thì có phải theo dõi tiếp tục không?
Nắn bó bột gãy Dupuytren là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục VI Quy trình kỹ thuật nắn bó bột gãy Dupuytren ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
NẮN, BÓ BỘT GÃY DUPUYTREN
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Kiểm tra lại cảm giác và màu sắc của các ngón chân.
- XQ kiểm tra.
- Khám lại sau 24 giờ kiểm tra xem có chèn ép không
- Nếu có dấu hiệu chèn ép cho nới bột ngay.
...
Theo đó, sau khi nắn bó bột gãy Dupuytren thì cần phải theo dõi và xử trí tai biến như:
Kiểm tra lại cảm giác và màu sắc của các ngón chân.
XQ kiểm tra.
Khám lại sau 24 giờ kiểm tra xem có chèn ép không
Nếu có dấu hiệu chèn ép cho nới bột ngay.
Như vậy, nắn bó bột gãy Dupuytren vẫn phải duy trì tiếp tục kiểm tra và xử trí nếu có tai biến xảy ra.
Nắn bó bột gãy Dupuytren
Nắn bó bột gãy Dupuytren chống chỉ định cho những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục III Quy trình kỹ thuật nắn bó bột gãy Dupuytren ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
NẮN, BÓ BỘT GÃY DUPUYTREN
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Gãy Dupuytren có vết thương thấu khớp
- Gãy xương kèm theo tổn thương mạch máu, thần kinh.
- Những trường hợp sưng nề nhiều, nhiều nốt phỏng do người bệnh đến muộn hoặc đắp lá.
...
Theo đó, nắn bó bột gãy Dupuytren chống chỉ định đối với những trường hợp sau:
- Gãy Dupuytren có vết thương thấu khớp
- Gãy xương kèm theo tổn thương mạch máu, thần kinh.
- Những trường hợp sưng nề nhiều, nhiều nốt phỏng do người bệnh đến muộn hoặc đắp lá.
Nắn bó bột gãy Dupuytren thì có sử dụng thuốc gây mê hay không?
Căn cứ theo quy định tại Mục V Quy trình kỹ thuật nắn bó bột gãy Dupuytren ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
NẮN, BÓ BỘT GÃY DUPUYTREN
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: 04 người
- Bác sỹ: 01
- Kỹ thuật viên: 03
2. Người bệnh:
- Sau tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động…..
- Có chẩn đoán gãy Dupuytren và có chỉ định điều trị bảo tồn.
- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật.
- Được vệ sinh sạch sẽ, bộc lộ vùng cẳng chân bên bó bột.
- Với người bệnh gây mê cần nhịn ăn uống 6 giờ.
3. Phương tiện:
- Thuốc gây mê tĩnh mạch hoặc gây tê tại chỗ
- Máy C- ARM
- Bơm, kim tiêm, bông băng, cồn, gạc
- Bàn nắn.
- Bột thạch cao: 4- 6 cuộn khổ 20cm (bột liền), 6- 8 cuộn khổ 20cm (bột tự cán).
- Bông lót: 2-3 cuộn khổ 20cm.
4. Thời gian thực hiện thủ thuật: 60- 80 phút.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế:
Người bệnh nằm ngửa trên bàn chỉnh hình để được gây mê hoặc gây tê tại chỗ.
2. Vô cảm:
- Gây mê tĩnh mạch
- Gây tê tại ổ gãy
3. Kỹ thuật:
- Sau gây mê, gây tê cho người bệnh nằm ngửa kê đệm gối dưới đùi. Cố định gối của người bệnh vào bàn chỉnh hình.
- Kỹ thuật viên 1. Tay trái nắm bàn chân, tay phải đỡ dưới gót chân của người bệnh kéo thẳng trục 5-7 phút.
- Kỹ thuật viên 2. Đứng vuông góc với KTV1 nắn đầu dưới xương chày ra ngoài. Đẩy mắt cá trong lên trên. Đưa bàn chân vẹo vào trong.
- Kỹ thuật viên 3. Kiểm tra trên C- ARM và bó bột Cẳng bàn chân.
...
Theo đó, nắn bó bột gãy Dupuytren thì sẽ có các bước chuẩn bị như sau:
- Người thực hiện: 04 người
+ Bác sỹ: 01
+ Kỹ thuật viên: 03
- Người bệnh:
+ Sau tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động…..
+ Có chẩn đoán gãy Dupuytren và có chỉ định điều trị bảo tồn.
+ Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật.
+ Được vệ sinh sạch sẽ, bộc lộ vùng cẳng chân bên bó bột.
+ Với người bệnh gây mê cần nhịn ăn uống 6 giờ.
- Phương tiện:
+ Thuốc gây mê tĩnh mạch hoặc gây tê tại chỗ
+ Máy C- ARM
+ Bơm, kim tiêm, bông băng, cồn, gạc
+ Bàn nắn.
+ Bột thạch cao: 4- 6 cuộn khổ 20cm (bột liền), 6- 8 cuộn khổ 20cm (bột tự cán).
+ Bông lót: 2-3 cuộn khổ 20cm.
- Thời gian thực hiện thủ thuật: 60- 80 phút.
Tiếp đến sẽ là bước kỹ thuật tiến hành
- Tư thế:
Người bệnh nằm ngửa trên bàn chỉnh hình để được gây mê hoặc gây tê tại chỗ.
- Vô cảm:
+ Gây mê tĩnh mạch
+ Gây tê tại ổ gãy
- Kỹ thuật:
+ Sau gây mê, gây tê cho người bệnh nằm ngửa kê đệm gối dưới đùi. Cố định gối của người bệnh vào bàn chỉnh hình.
+ Kỹ thuật viên 1. Tay trái nắm bàn chân, tay phải đỡ dưới gót chân của người bệnh kéo thẳng trục 5-7 phút.
+ Kỹ thuật viên 2. Đứng vuông góc với KTV1 nắn đầu dưới xương chày ra ngoài. Đẩy mắt cá trong lên trên. Đưa bàn chân vẹo vào trong.
+ Kỹ thuật viên 3. Kiểm tra trên C- ARM và bó bột Cẳng bàn chân.
Như vậy, nắn bó bột gãy Dupuytren ở cả hai bước chuẩn bị thì có sử dụng thuốc gây mê tĩnh mạch hoặc gây tê tại chỗ và ở bước tiến hành thì người thực hiện sẽ sử dụng để gây mê tĩnh mạch và gây tê tại ổ gãy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?