Sau khi nhận nhượng quyền thương mại thì bên nhận nhượng quyền có quyền tự quyết định hoạt động kinh doanh của cửa hàng hay không?
Bản chất của nhượng quyền thương mại là gì?
Đầu tiên bản chất của nhượng quyền thương hiệu là nhượng quyền thương mại được quy định cụ thể tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 như sau:
"Điều 284. Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;"
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Như vậy có thể thấy đây là hoạt động mà bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền tiến hành mua bán hàng hóa theo các điều kiện.
Vì vậy có thể nói hoạt động kinh doanh giữa các bên được liên kết một cách mật thiết, đồng thời sẽ được ràng buộc bởi các quyền và nghĩa vụ với nhau.
Sau khi nhận nhượng quyền thương mại thì bên nhận nhượng quyền có quyền tự quyết định hoạt động kinh doanh của cửa hàng hay không?
Sau khi nhận nhượng quyền thương mại thì bên nhận nhượng quyền có quyền tự quyết định hoạt động kinh doanh của cửa hàng hay không?
Để trả lời vấn đề này thì phải xem xét đến các quyền và nghĩa vụ của bên nhận nhượng quyền thương hiệu được quy định tại Điều 288 và Điều 289 Luật Thương mại 2005 như sau:
"Điều 288. Quyền của thương nhân nhận quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
2. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Điều 289. Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền."
Chiếu theo các quy định trên có thể thấy bên nhận quyền không có quyền tự mình quyết định các hoạt động kinh doanh của cửa hàng nhận nhượng quyền thương mại.
Thay vào đó họ phải chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền.
Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện đăng ký việc nhượng quyền thương mại?
Về nội dung này tại khoản 1 và khoản 2 Mục I Thông tư 09/2006/TT-BTM quy định có 2 cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký việc nhượng quyền gồm Bộ Thương mại và Sở thương mại, nội dung cụ thể như sau:
"I. CƠ QUAN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1. Bộ Thương mại là cơ quan đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (sau đây gọi tắt là cơ quan đăng ký) trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP.
2. Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch, Sở Du lịch Thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Thương mại) nơi thương nhân dự kiến nhượng quyền đăng ký kinh doanh là cơ quan đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (sau đây gọi tắt là cơ quan đăng ký) trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP."
Theo đó Điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP (Một số nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP) quy định như sau:
"Điều 18. Phân cấp thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
1. Bộ Thương mại thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại sau đây:
a) Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam;"
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?