Sau khi phân loại hàng hóa nhập khẩu nhưng không xác định được mã số hàng hóa thì xử lý như thế nào?
Việc phân loại hàng hóa nhập khẩu được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ Điều 26 Luật Hải quan 2014 quy định về phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nói chung như sau:
Phân loại hàng hóa
1. Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
2. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm mã số, tên gọi, mô tả hàng hóa, đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo.
3. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thống nhất trong toàn quốc.
4. Trên cơ sở Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành do Chính phủ quy định, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mã số hàng hóa thống nhất với mã số thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
5. Khi tiến hành kiểm tra hải quan, cơ quan hải quan xác định mã số hàng hóa căn cứ hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc kết quả phân tích, giám định hàng hóa. Trong trường hợp không chấp nhận mã số hàng hóa do người khai hải quan khai, cơ quan hải quan có quyền lấy mẫu hàng hóa với sự chứng kiến của người khai hải quan để phân tích, trưng cầu giám định và quyết định mã số đối với hàng hóa đó; nếu người khai hải quan không đồng ý với kết quả phân loại của cơ quan hải quan thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, khoản 2 Điều 16 Nghị định 08/2015/NĐ-CP cũng quy định về vấn đề này như sau:
Phân loại hàng hóa
...
2. Việc phân loại hàng hóa căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
..
Có thể thấy, việc phân loại hàng hóa nhập khẩu nói riêng và phân loại hàng hóa nói chung được thực hiện dựa trên các căn cứ về hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Phân loại hàng hóa nhập khẩu (Hình từ Internet)
Hàng hóa nhập khẩu được phân loại dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 14/2015/TT-BTC quy định về nguyên tắc phân loại hàng hóa như sau:
Nguyên tắc phân loại hàng hóa
1. Một mặt hàng chỉ có một mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
2. Khi phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phải tuân thủ:
a) Điều 26 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
b) Điều 16 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 15/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan;
c) Các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.
Như vậy, khi phân loại hàng hóa nhập khẩu, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cần tiến hành dựa trên các nguyên tắc sau:
- Một mặt hàng chỉ có một mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam.
- Khi phân loại hàng hóa nhập khẩu, phải tuân thủ:
+ Điều 16 Nghị định 08/2015/NĐ-CP;
- Các nội dung hướng dẫn tại Thông tư 14/2015/TT-BTC.
Sau khi phân loại hàng hóa nhập khẩu nhưng không xác định được mã số hàng hóa thì xử lý như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 14/2015/TT-BTC quy định liên quan đến vấn đề phân loại mức thuế đối với một số trường hợp đặc biệt như sau:
Phân loại, áp dụng mức thuế đối với một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp thực hiện phân loại hàng hóa theo quy định tại Điều 4 Thông tư này nhưng chưa xác định được mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì sử dụng các tài liệu sau:
a) Chú giải chi tiết Danh mục HS;
b) Tuyển tập ý kiến phân loại của WCO;
c) Chú giải bổ sung Danh mục AHTN;
d) Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Có thể thấy, trường hợp sau khi thực hiện phân loại hàng hóa nhập khẩu nhưng chưa xác định được mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì sử dụng các tài liệu sau:
- Chú giải chi tiết Danh mục HS;
- Tuyển tập ý kiến phân loại của WCO;
- Chú giải bổ sung Danh mục AHTN;
- Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?