Sau khi phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay thì việc theo dõi biến chứng ra sao? Tư thế trong phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay sẽ như thế nào?
- Sau khi phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay thì việc theo dõi biến chứng ra sao?
- Người bệnh trước khi phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay thì có được vệ sinh vùng cơ thể cần mổ hay không?
- Tư thế trong phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay sẽ như thế nào?
Sau khi phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay thì việc theo dõi biến chứng ra sao?
Phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục VI Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CHÈN ÉP THẦN KINH QUAY
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG
- Nhiễm trùng sau mổ: Là biến chứng chung có thể gặp ở bất kỳ người bệnh sau phẫu thuật nào. Cần theo dõi sát tình trạng toàn thân cũng như tại chỗ để phát hiện kịp thời biến chứng nhiễm trùng sau mổ và có thái độ xử lý đúng đắn dựa vào mức độ nhiễm trùng. Các dấu hiệu biểu hiện nhiễm trùng sau mổ bao gồm: toàn thân biểu hiện bằng người bệnh sốt sau mổ. Tại chỗ biểu hiện bằng sưng nóng đỏ đau tại vết mổ hoặc vết mổ chảy dịch đục, dịch mủ. Nhiễm trùng sau mổ có khi phải xử lý bằng phẫu thuật làm sạch. Nhiễm trùng có thể làm hỏng vạt xương ghép.
- Tổn thương thần kinh quay: Là biến chứng có thể gặp do phẫu tích thô bạo. Tổn thương thần kinh quay thực thể có thể làm cho liệt thần kinh quay hoàn toàn và không hồi phục. Cần phẫu tích nhẹ nhàng bằng dụng cụ vi phẫu khi bộc lộ thần kinh quay để tránh biến chứng này. Nếu liệt thần kinh quay không hồi phục có thể phải mổ chuyển gân điều trị liệt thần kinh quay.
Như vậy, theo quy định trên thì sau khi mổ người bệnh cần phải chú ý theo dõi về những biến chứng xãy ra sau mổ.
Phẫu thuật
Người bệnh trước khi phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay thì có được vệ sinh vùng cơ thể cần mổ hay không?
Căn cứ theo quy định tại Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CHÈN ÉP THẦN KINH QUAY
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Là phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình được đào tạo cơ bản.
2. Người bệnh: Người bệnh được vệ sinh vùng cơ thể cần phẫu thuật.
3. Dụng cụ: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay cơ bản. Bộ dụng cụ vi phẫu cơ bản.
...
Theo đó, người bệnh trước khi phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay thì vẫn được vệ sinh vùng cơ thể cần phẫu thuật.
Như vậy, người bệnh trước khi phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay thì vẫn được vệ sinh vùng cơ thể cần phẫu thuật.
Tư thế trong phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay sẽ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CHÈN ÉP THẦN KINH QUAY
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế:
- Người bệnh nằm ngửa trên bàn mổ, tay dạng 90 độ, bàn tay ngửa được đặt trên một bàn mổ nhỏ riêng biệt.
- Phẫu thuật viên đứng phía dưới người bệnh, người phụ 1 đứng trên đầu người bệnh, người phụ 2 đứng phía ngoài bàn mổ.
2. Các bước tiến hành:
- Dồn máu, ga rô gốc chi.
- Đường vào: Tùy vào vị trí bị chèn ép mà có đường rạch da khác nhau. Nếu thần kinh quay bị chèn ép ở đầu trên xương cánh tay nên sử dụng đường sau. Nếu thần kinh quay bị chèn ép ở 1/3 giữa và dưới xương cánh tay nên lựa chọn đường trước ngoài. Nếu thần kinh quay bị chèn ép ở đầu trên của cẳng tay cũng nên lựa chọn đường trước ngoài.
- Phẫu tích cân nông ở cánh tay và cẳng tay.
- Vén cơ để bộc lộ thần kinh quay. Chú ý bảo tồn tất cả các nhánh của thần kinh quay.
- Tìm nguyên nhân chèn ép thần kinh quay và giải quyết nguyên nhân gây chèn ép thần kinh quay. Trong quá trình phẫu tích phải nhẹ nhàng để không làm tổn thương thêm các nhánh mạch nuôi thần kinh cũng như không làm tổn thương phần mềm nhiều sẽ gây dính về sau.
- Cầm máu kỹ và khâu đóng phần mềm theo giải phẫu.
- Sau mổ bất động bằng nẹp bột cánh cẳng bàn tay tư thế cơ năng, treo tay bằng túi treo tay.
Theo đó, tư thế trong phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay sẽ phải người bệnh nằm ngửa trên bàn mổ, tay dạng 90 độ, bàn tay ngửa được đặt trên một bàn mổ nhỏ riêng biệt. Phẫu thuật viên đứng phía dưới người bệnh, người phụ 1 đứng trên đầu người bệnh, người phụ 2 đứng phía ngoài bàn mổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?