Sau khi tách doanh nghiệp người lao động có được hưởng chế độ gì không? Điều kiện tách doanh nghiệp là gì?
Điều kiện tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là gì?
Theo Điều 14 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp như sau:
Điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được hợp nhất, sáp nhập, chia, tách khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp phải phù hợp với văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp chưa được quy định tại các văn bản này thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Các doanh nghiệp mới hình thành sau khi chia, tách phải đảm bảo đủ điều kiện như đối với thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.
Như vậy, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được tách khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Việc tách doanh nghiệp phải phù hợp với văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp chưa được quy định tại các văn bản này thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Các doanh nghiệp mới hình thành sau khi tách phải đảm bảo đủ điều kiện như đối với thành lập doanh nghiệp.
Sau khi tách doanh nghiệp người lao động có được hưởng chế độ gì không? Điều kiện tách doanh nghiệp là gì? (hình từ internet)
Sau khi tách doanh nghiệp người lao động có được hưởng chế độ gì không?
Theo Điều 20 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý như sau:
Chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý
1. Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động hoặc chính sách đối với người lao động dôi dư khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên làm việc theo chế độ bổ nhiệm được cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí việc làm khi thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách. Trường hợp làm việc theo chế độ bổ nhiệm mà không bố trí được việc làm thì được giải quyết chế độ tinh giản biên chế theo quy định.
Như vậy, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động hoặc chính sách đối với người lao động dôi dư khi tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Hồ sơ đề nghị tách doanh nghiệp bao gồm những giấy tờ gì?
Theo Điều 16 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp như sau:
Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
1. Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp gồm:
a) Tờ trình đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp;
b) Đề án hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp;
c) Báo cáo tài chính năm trước liền kề của doanh nghiệp đã được kiểm toán và báo cáo tài chính quý gần nhất với thời điểm hợp nhất, sáp nhập, chia, tách;
d) Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp mới được hình thành sau khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách;
đ) Dự thảo Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập theo quy định tại Điều 200, Điều 201 Luật Doanh nghiệp đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp;
e) Các tài liệu khác có liên quan đến việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp (nếu có).
2. Đề án hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ các doanh nghiệp trước và sau khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách;
b) Sự cần thiết của việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp; sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia;
c) Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách;
d) Phương án sắp xếp, sử dụng lao động;
đ) Phương án xử lý tài chính, chuyển đổi, bàn giao vốn, tài sản và giải quyết các quyền, nghĩa vụ của các doanh nghiệp liên quan đến việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách;
e) Thời hạn thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp;
g) Trường hợp chia, tách doanh nghiệp để hình thành các doanh nghiệp mới thì Đề án chia, tách doanh nghiệp bao gồm thêm các nội dung khác quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
Như vậy, hồ sơ đề nghị hợp tách doanh nghiệp bao gồm những giấy tờ sau:
- Tờ trình đề nghị tách doanh nghiệp;
- Đề án tách doanh nghiệp;
- Báo cáo tài chính năm trước liền kề của doanh nghiệp đã được kiểm toán và báo cáo tài chính quý gần nhất với thời điểm tách;
- Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp mới được hình thành sau khi tách;
- Các tài liệu khác có liên quan tách doanh nghiệp (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?