Sau khi tốt nghiệp ngành cấp thoát nước trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành cấp thoát nước trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Người học ngành cấp thoát nước trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành cấp thoát nước trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp ngành cấp thoát nước trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục B Phần 10 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải, môi trường và an ninh (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Sử dụng và lựa chọn được các dụng cụ vật tư, thiết bị, phụ kiện phù hợp với yêu cầu gia công, lắp đặt;
- Lấy dấu, cắt, ren, uốn, hàn tạo ra các phụ kiện, mối nối thông thường đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Lắp đặt được các thiết bị dùng nước đúng kích thước, thẩm mỹ; Nhận dạng và khắc phục được các dạng hư hỏng, sai phạm cơ bản;
- Lắp đặt, sửa chữa, vận hành được hệ thống ống cấp, thoát nước thông dụng trong công trình, ngoài công trình;
- Lắp đặt, sửa chữa cơ bản hệ thống đường ống và thiết bị cho các công trình xử lý nước cấp, nước thải theo yêu cầu;
- Vận hành được các công trình trong khu xử lý nước cấp, xử lý thoát nước đúng quy trình;
- Thực hiện công việc có tính đơn giản, độc lập và ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào công việc;
- Thực hiện thi công các công trình cấp thoát nước đô thị và hệ thống cấp thoát nước trong công trình;
- Kỹ năng sử dụng thuật ngữ chuyên môn của nghề, giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành cấp thoát nước trình độ trung cấp thì người học phải sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngoài ra, người học ngành này còn phải có những kỹ năng khác như:
- Sử dụng và lựa chọn được các dụng cụ vật tư, thiết bị, phụ kiện phù hợp với yêu cầu gia công, lắp đặt;
- Lấy dấu, cắt, ren, uốn, hàn tạo ra các phụ kiện, mối nối thông thường đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Lắp đặt được các thiết bị dùng nước đúng kích thước, thẩm mỹ; Nhận dạng và khắc phục được các dạng hư hỏng, sai phạm cơ bản;
- Lắp đặt, sửa chữa, vận hành được hệ thống ống cấp, thoát nước thông dụng trong công trình, ngoài công trình;
- Lắp đặt, sửa chữa cơ bản hệ thống đường ống và thiết bị cho các công trình xử lý nước cấp, nước thải theo yêu cầu;
- Vận hành được các công trình trong khu xử lý nước cấp, xử lý thoát nước đúng quy trình;
- Thực hiện công việc có tính đơn giản, độc lập và ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào công việc;
- Thực hiện thi công các công trình cấp thoát nước đô thị và hệ thống cấp thoát nước trong công trình;
- Kỹ năng sử dụng thuật ngữ chuyên môn của nghề, giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngành cấp thoát nước (Hình từ Internet)
Người học ngành cấp thoát nước trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt đường ống, thiết bị, hệ thống cấp, thoát nước trong nhà;
- Lắp đặt mạng lưới, thiết bị, đường ống cấp, thoát nước ngoài nhà;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình thu nước, trạm bơm cấp nước;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trạm xử lý nước cấp;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa đấu lắp bổ sung mạng lưới cấp nước sạch;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trạm bơm thoát nước;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trạm xử lý nước thải.
Theo đó, người học ngành cấp thoát nước trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Lắp đặt đường ống, thiết bị, hệ thống cấp, thoát nước trong nhà;
- Lắp đặt mạng lưới, thiết bị, đường ống cấp, thoát nước ngoài nhà;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình thu nước, trạm bơm cấp nước;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trạm xử lý nước cấp;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa đấu lắp bổ sung mạng lưới cấp nước sạch;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trạm bơm thoát nước;
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trạm xử lý nước thải.
Người học ngành cấp thoát nước trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBX như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn;
- Đánh giá hoạt động của cá nhân, của nhóm và kết quả thực hiện.
Theo đó, người học ngành cấp thoát nước trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?