Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Người học ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục B Phần 7 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật kiến trúc, công trình xây dựng, cơ khí, điện, điện tử, truyền thông và hóa học (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật của nghề (Bản vẽ sơ đồ nguyên lý,bản vẽ sơ đồ lắp đặt,); thống kê được thiết bị, vật tư và linh kiện cần cho mạch điện;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ hỗ trợ cầm tay nghề điện, điện tử;
- Lắp ráp được các mạch điện tử cơ bản;
- Thực hiện lắp đặt thiết bị điện, điện tử;
- Đo, kiểm tra, sửa chữa các thiết bị điện, điện tử căn bản trong công nghiệp và dân dụng;
- Thi công, vận hành đúng quy trình hệ thống phân phối cung cấp điện;
- Lắp đặt, vận hành đúng quy trình hệ thống điện dân dụng và công nghiệp;
- Vận hành được thiết bị trong dây chuyền sản xuất tự động hóa;
- Giải đáp được các thắc mắc, từ đó lập được kế hoạch cung cấp các yêu cầu và lựa chọn được sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng;
- Hỗ trợ các thành viên trong nhóm để đảm bảo đạt mục tiêu đã đề ra;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trình độ trung cấp thì người học phải sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngoài ra, người học ngành này còn phải có những kỹ năng khác như:
- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật của nghề (Bản vẽ sơ đồ nguyên lý,bản vẽ sơ đồ lắp đặt,); thống kê được thiết bị, vật tư và linh kiện cần cho mạch điện;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ hỗ trợ cầm tay nghề điện, điện tử;
- Lắp ráp được các mạch điện tử cơ bản;
- Thực hiện lắp đặt thiết bị điện, điện tử;
- Đo, kiểm tra, sửa chữa các thiết bị điện, điện tử căn bản trong công nghiệp và dân dụng;
- Thi công, vận hành đúng quy trình hệ thống phân phối cung cấp điện;
- Lắp đặt, vận hành đúng quy trình hệ thống điện dân dụng và công nghiệp;
- Vận hành được thiết bị trong dây chuyền sản xuất tự động hóa;
- Giải đáp được các thắc mắc, từ đó lập được kế hoạch cung cấp các yêu cầu và lựa chọn được sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng;
- Hỗ trợ các thành viên trong nhóm để đảm bảo đạt mục tiêu đã đề ra;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (Hình từ Internet)
Người học ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ tiểu mục 5 Mục B Phần 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt thiết bị điện;
- Lắp ráp thiết bị điện tử;
- Sửa chữa thiết bị điện;
- Sửa chữa thiết bị điện tử;
- Thi công, vận hành hệ thống phân phối cung cấp điện;
- Lắp ráp mạch điện tử;
- Vận hành hệ thống điều khiển tự động hóa công nghiệp;
- Thi công, vận hành hệ thống điện dân dụng và công nghiệp;
- Kinh doanh thiết bị điện, điện tử.
Như vậy, người học ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Lắp đặt thiết bị điện;
- Lắp ráp thiết bị điện tử;
- Sửa chữa thiết bị điện;
- Sửa chữa thiết bị điện tử;
- Thi công, vận hành hệ thống phân phối cung cấp điện;
- Lắp ráp mạch điện tử;
- Vận hành hệ thống điều khiển tự động hóa công nghiệp;
- Thi công, vận hành hệ thống điện dân dụng và công nghiệp;
- Kinh doanh thiết bị điện, điện tử.
Người học ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục B Phần 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phát sinh trong phạm vi, điều kiện làm việc thay đổi.
Theo đó, người học ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?