Sau khi tốt nghiệp ngành trồng cây lương thực, thực phẩm trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành trồng cây lương thực, thực phẩm trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Người học ngành trồng cây lương thực, thực phẩm trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành trồng cây lương thực, thực phẩm trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp ngành trồng cây lương thực, thực phẩm trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục B Phần 2 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và thú y (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Tổ chức thực hiện được công tác sản xuất giống cây trồng, trồng và chăm sóc và thu hoạch cây lương thực, thực phẩm;
- Thực hiện được các bước chuẩn bị cây giống, trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phát triển cây lương thực thực phẩm;
- Sử dụng được thiết bị, công cụ phục vụ trồng chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây lương thực thực phẩm;
- Nghiệm thu đánh giá kết quả trồng và chăm sóc và thu hoạch cây lương thực thực phẩm;
- Thực hiện được quy trình thu hoạch, sơ chế bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cây lương thực thực phẩm;
- Tuyên truyền, phổ biến được kiến thức chuyên môn, thị trường, quy định và chính sách liên quan đến nghề lương thực thực phẩm;
- Tổng hợp thông tin, viết và trình bày báo cáo;
- Đánh giá, lập kế hoạch phát triển nông thôn;
- Thực hiện được mô hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành trồng cây lương thực, thực phẩm trình độ trung cấp thì người học phải có sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngoài ra người học ngành này còn phải có các kỹ năng khác như:
- Tổ chức thực hiện được công tác sản xuất giống cây trồng, trồng và chăm sóc và thu hoạch cây lương thực, thực phẩm;
- Thực hiện được các bước chuẩn bị cây giống, trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phát triển cây lương thực thực phẩm;
- Sử dụng được thiết bị, công cụ phục vụ trồng chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây lương thực thực phẩm;
- Nghiệm thu đánh giá kết quả trồng và chăm sóc và thu hoạch cây lương thực thực phẩm;
- Thực hiện được quy trình thu hoạch, sơ chế bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cây lương thực thực phẩm;
- Tuyên truyền, phổ biến được kiến thức chuyên môn, thị trường, quy định và chính sách liên quan đến nghề lương thực thực phẩm;
- Tổng hợp thông tin, viết và trình bày báo cáo;
- Đánh giá, lập kế hoạch phát triển nông thôn;
- Thực hiện được mô hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngành trồng cây lương thực, thực phẩm (Hình từ Internet)
Người học ngành trồng cây lương thực, thực phẩm trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Trồng và chăm sóc cây lương thực;
- Trồng và chăm sóc cây thực phẩm;
- Phòng trừ dịch hại cây lương thực, thực phẩm;
- Thu hoạch và sơ bảo quản cây lương thực, thực phẩm.
Như vậy, người học ngành trồng cây lương thực, thực phẩm trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Trồng và chăm sóc cây lương thực;
- Trồng và chăm sóc cây thực phẩm;
- Phòng trừ dịch hại cây lương thực, thực phẩm;
- Thu hoạch và sơ bảo quản cây lương thực, thực phẩm.
Người học ngành trồng cây lương thực, thực phẩm trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;
- Trung thực và có tính kỷ luật cao, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao;
- Có ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;
- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;
- Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
Như vậy, người học ngành trồng cây lương thực, thực phẩm trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?