Sau tiêm thuốc vào buồng dịch kính thực hiện theo dõi bệnh nhân như thế nào và có những biến chứng nào có thể xảy ra?
Tiêm nội nhãn bằng kỹ thuật tiêm thuốc vào buồng dịch kính thực hiện như thế nào?
Thủ thuật tiêm nội nhãn là một trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Căn cứ theo tiểu mục 3.2 Mục V Quy trình kỹ thuật Thủ thuật tiêm nội nhãn Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
THỦ THUẬT TIÊM NỘI NHÃN
I. ĐẠI CƯƠNG
- Tiêm nội nhãn gồm tiêm thuốc vào tiền phòng và tiêm thuốc vào buồng dịch kính là phương pháp điều trị một số bệnh nhãn khoa.
- Tiêm nội nhãn giúp đạt nồng độ thuốc tối đa trong nhãn cầu và hạn chế các tác dụng toàn thân của thuốc.
- Các nhóm thuốc thường được dùng tiêm nội nhãn hiện nay là:
+ Nhóm kháng sinh: vancomycin, ceftazidim, amikacin, amphotericin B ...
+ Nhóm chống viêm: dexamethason, triamcinolon...
+ Thuốc chống tăng sinh tân mạch: bevacizumab, pegaptanib, ranibizumab
II. CHỈ ĐỊNH
Điều trị một số bệnh lý nhãn khoa như: viêm bán phần trước, viêm nội nhãn, viêm hắc võng mạc do virus, thoái hóa hoàng điểm tuổi già, phù hoàng điểm và một số bệnh lý mạch máu võng mạc.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Không tiêm nội nhãn khi đang có nhiễm trùng cấp tính tại mắt (trừ tiêm kháng sinh để điều trị viêm nội nhãn).
- Tiền sử dị ứng với các thuốc được tiêm.
- Phụ thuộc vào loại thuốc tiêm nội nhãn, có các chống chỉ định riêng:
+ Chống viêm: glôcôm nhãn áp chưa điều chỉnh.
+ Thuốc chống tăng sinh tân mạch: tiền sử bệnh tim mạch.
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Tiến hành
...
3.2. Kỹ thuật tiêm thuốc vào buồng dịch kính
- Sát trùng mắt bằng dung dịch betadin 5%.
- Gây tê tại chỗ hoặc gây mê hoặc tê bề mặt hoặc tê dưới kết mạc.
- Sử dụng kim 26 - 27G (đối với triamcinolon và macugen) hoặc 30G (đối với các kháng sinh, dexamethason hoặc avastin).
- Tiêm xuyên qua vùng pars plana, cách rìa giác mạc 3, 5mm với mắt còn thể thủy tinh hoặc 3mm với mắt đã lấy thể thủy tinh (hoặc đã đặt thể thủy tinh nhân tạo).
- Hướng mũi kim về phía cực sau của nhãn cầu để tránh chạm vào thể thủy tinh (trong các trường hợp còn thể thủy tinh), xuyên kim khoảng 5 - 7mm (khoảng 1/2 chiều dài kim), kiểm tra đầu kim nằm trong buồng dịch kính (qua sinh hiển vi nếu có), bơm thuốc vào nội nhãn.
- Sau khi rút kim ra, dùng tăm bông vô trùng ấn ngay tại vết tiêm để tránh thuốc trào ngược ra ngoài.
Chú ý: khi sử dụng 2 nhóm kháng sinh vancomycin và ceftazidim cần dùng 2 bơm tiêm riêng biệt, tiêm ở 2 vị trí khác nhau.
Theo quy định trên, kỹ thuật tiêm thuốc vào buồng dịch kính thực hiện như sau.
- Sát trùng mắt bằng dung dịch betadin 5%.
- Gây tê tại chỗ hoặc gây mê hoặc tê bề mặt hoặc tê dưới kết mạc.
- Sử dụng kim 26 - 27G (đối với triamcinolon và macugen) hoặc 30G (đối với các kháng sinh, dexamethason hoặc avastin).
- Tiêm xuyên qua vùng pars plana, cách rìa giác mạc 3, 5mm với mắt còn thể thủy tinh hoặc 3mm với mắt đã lấy thể thủy tinh (hoặc đã đặt thể thủy tinh nhân tạo).
- Hướng mũi kim về phía cực sau của nhãn cầu để tránh chạm vào thể thủy tinh (trong các trường hợp còn thể thủy tinh), xuyên kim khoảng 5 - 7mm (khoảng 1/2 chiều dài kim), kiểm tra đầu kim nằm trong buồng dịch kính (qua sinh hiển vi nếu có), bơm thuốc vào nội nhãn.
- Sau khi rút kim ra, dùng tăm bông vô trùng ấn ngay tại vết tiêm để tránh thuốc trào ngược ra ngoài.
Chú ý: khi sử dụng 2 nhóm kháng sinh vancomycin và ceftazidim cần dùng 2 bơm tiêm riêng biệt, tiêm ở 2 vị trí khác nhau.
Sau tiêm thuốc vào buồng dịch kính thực hiện theo dõi bệnh nhân như thế nào và có những biến chứng nào có thể xảy ra? (Hình từ Internet)
Sau tiêm thuốc vào buồng dịch kính thực hiện theo dõi bệnh nhân như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục VI Quy trình kỹ thuật Thủ thuật tiêm nội nhãn Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
THỦ THUẬT TIÊM NỘI NHÃN
...
VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ
...
2. Theo dõi sau tiêm thuốc vào buồng dịch kính
- Kiểm tra thị lực và soi đáy mắt người bệnh để loại trừ tăng nhãn áp nghiêm trọng hoặc thậm chí tắc động mạch trung tâm võng mạc, hoặc xuất huyết dịch kính.
- Dùng thuốc kháng sinh tra tại chỗ.
- Dặn người bệnh khám lại nếu đau nhức mắt hoặc nhìn mờ.
Theo quy định trên, theo dõi sau tiêm thuốc vào buồng dịch kính như sau:
- Kiểm tra thị lực và soi đáy mắt người bệnh để loại trừ tăng nhãn áp nghiêm trọng hoặc thậm chí tắc động mạch trung tâm võng mạc, hoặc xuất huyết dịch kính.
- Dùng thuốc kháng sinh tra tại chỗ.
- Dặn người bệnh khám lại nếu đau nhức mắt hoặc nhìn mờ.
Sau tiêm thuốc vào buồng dịch kính có thể có những biến chứng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục VII Quy trình kỹ thuật Thủ thuật tiêm nội nhãn Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
THỦ THUẬT TIÊM NỘI NHÃN
...
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
...
2. Biến chứng sau tiêm thuốc vào buồng dịch kính
- Viêm nội nhãn.
- Xuất huyết dịch kính.
- Tắc động mạch trung tâm võng mạc.
- Tăng nhãn áp.
- Bong võng mạc.
Theo quy định trên, biến chứng sau tiêm thuốc vào buồng dịch kính gồm:
- Viêm nội nhãn.
- Xuất huyết dịch kính.
- Tắc động mạch trung tâm võng mạc.
- Tăng nhãn áp.
- Bong võng mạc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?