Sếu đầu đỏ là con gì? Tên khoa học của Sếu đầu đỏ là gì? Săn bắt một cá thể Sếu đầu đỏ có bị phạt tù không?
Sếu đầu đỏ là con gì? Tên khoa học của Sếu đầu đỏ là gì?
Sếu đầu đỏ (sếu cổ trụi) hay còn được gọi là sếu phương Đông.
Sếu đầu đỏ có điểm nổi bật là phần đầu, cổ trụi lông, màu đỏ, vằn trên cánh và đuôi màu xám.
Con trưởng thành cao 1,5 -1,8 m, sải cánh 2,2 - 2,5 m, nặng 8 - 10 kg. Sếu bốn năm tuổi sẽ bắt cặp để sinh sản và mất một năm nuôi con trước khi đẻ lứa tiếp theo.
Theo quy định tại STT 75 Mục 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 64/2019/NĐ-CP Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như sau:
Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
STT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
BỘ SẾU | GRUIFORMES | |
Họ Sếu | Gruidae | |
75 | Sếu đầu đỏ (sếu cổ trụi) | Grus antigone |
Họ Ô tác | Otidae | |
76 | Ô tác | Houbaropsis bengalensis |
Theo đó, tên khoa học của Sếu đầu đỏ (sếu cổ trụi) là Grus antigone.
Đồng thời, theo quy định trên thì Sếu đầu đỏ thuộc danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Sếu đầu đỏ là con gì? Tên khoa học của Sếu đầu đỏ là gì? (Hình từ Internet)
Săn bắt một cá thể Sếu đầu đỏ có bị phạt tù không?
Căn cứ Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm a khoản 64 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm như sau:
Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;
c) Ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam;
d) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác;
đ) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản này;
e) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định tại các điểm c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
...
Như vậy, theo quy định trên thì người săn bắt Sếu đầu đỏ là hành vi vi phạm pháp luật và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Theo đó, người săn bắt một cá thể Sếu đầu đỏ thì có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cơ quan nào có trách nhiệm hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 160/2013/NĐ-CP về trách nhiệm của các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nhà nước đối với loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:
Trách nhiệm của các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nhà nước đối với loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định của Nghị định này;
b) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý, bảo vệ loài được ưu tiên bảo vệ;
c) Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ;
d) Tổ chức điều tra, đánh giá, thẩm định hồ sơ loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục;
...
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?