Sĩ quan biệt phái có những nghĩa vụ và trách nhiệm gì? Nhiệm vụ của sĩ quan biệt phái được quy định thế nào?
Sĩ quan biệt phái có những nghĩa vụ và trách nhiệm gì?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 165/2003/NĐ-CP về nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan biệt phái như sau:
Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan biệt phái
1. Sĩ quan biệt phái thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm như sĩ quan đang công tác trong quân đội quy định tại Điều 26, 27, 28 và 29 Luật Sĩ quan năm 1999.
2. Sĩ quan biệt phái chịu sự chỉ đạo, phân công công tác, quản lý của cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái; chịu trách nhiệm về kết quả công tác và báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ với Thủ trưởng cơ quan sử dụng biệt phái và Bộ Quốc phòng.
Theo đó, sĩ quan biệt phái có những nghĩa vụ và trách nhiệm được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Trong đó sĩ quan biệt phái chịu sự chỉ đạo, phân công công tác, quản lý của cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái.
Đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả công tác và báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ với Thủ trưởng cơ quan sử dụng biệt phái và Bộ Quốc phòng.
Sĩ quan biệt phái (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của sĩ quan biệt phái được quy định thế nào?
Theo Điều 10 Nghị định 165/2003/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của sĩ quan biệt phái như sau:
Nhiệm vụ của sĩ quan biệt phái
1. Sĩ quan biệt phái ở Bộ có nhiệm vụ :
a) Tham mưu với Bộ trưởng, nơi sĩ quan đến biệt phái thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng và giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc kết hợp kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh;
b) Tham mưu với Bộ trưởng về kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ. Giúp Bộ trưởng lập kế hoạch và hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thuộc quyền thực hiện kế hoạch bảo đảm cho quốc phòng trong thời bình và khi đất nước có chiến tranh; công tác giáo dục quốc phòng, xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên, động viên công nghiệp, tuyển quân, xây dựng lực lượng tự vệ, phòng thủ dân sự và các nhiệm vụ khác có liên quan đến quân sự, quốc phòng theo quy định của nhà nước và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng;
c) Đề xuất các biện pháp phối hợp công tác giữa Bộ nơi sĩ quan đến biệt phái với Bộ Quốc phòng.
2. Sĩ quan biệt phái ở cơ quan Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước có nhiệm vụ :
a) Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan về những vấn đề liên quan đến quân sự, quốc phòng thuộc chức trách, nhiệm vụ của người lãnh đạo cơ quan, do lãnh đạo cơ quan giao trực tiếp hoặc thông qua cấp trực tiếp quản lý sĩ quan biệt phái;
b) Tham gia hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quân sự, quốc phòng do lãnh đạo cơ quan giao;
c) Đề xuất các biện pháp phối hợp giữa cơ quan nơi sĩ quan công tác với Bộ Quốc phòng, làm cầu nối giữa cơ quan, lãnh đạo cơ quan với Bộ Quốc phòng, lãnh đạo Bộ Quốc phòng.
3. Sĩ quan biệt phái ở cơ quan giáo dục - đào tạo và các nhà trường có nhiệm vụ :
a) Làm tham mưu với Thủ trưởng cơ quan, nhà trường nơi sĩ quan đến biệt phái thực hiện công tác quản lý về giáo dục quốc phòng; nghiên cứu khoa học, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và thực hiện giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng;
b) Tham gia phối hợp thực hiện các công tác quân sự khác.
4. Sĩ quan biệt phái ở tổ chức chính trị có nhiệm vụ thực hiện các nội dung công tác chuyên môn nghiệp vụ theo chuyên đề hoặc theo nhiệm vụ được giao.
Theo đó, sĩ quan biệt phái có những nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Điều 10 nêu trên.
Sĩ quan biệt phái sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 165/2003/NĐ-CP quy định về quyền lợi của sĩ quan biệt phái như sau:
Quyền lợi của sĩ quan biệt phái
Sĩ quan biệt phái được hưởng các quyền lợi sau :
1. Được bảo đảm điều kiện, phương tiện làm việc, công tác phí, chế độ phúc lợi như cán bộ, công chức nơi sĩ quan đến biệt phái.
2. Được tuyển chọn đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, được cung cấp thông tin, tham dự các hoạt động của quân đội và nơi đến biệt phái có liên quan đến nhiệm vụ đang đảm nhiệm; được xét khen thưởng theo quy định hiện hành.
3. Được hưởng chế độ lương, các khoản phụ cấp theo lương và các chế độ, chính sách khác như đối với sĩ quan đang công tác trong quân đội có cùng cấp bậc quân hàm và nhóm chức vụ; được hưởng phụ cấp chức vụ, phụ cấp nghề nghiệp đặc thù nơi sĩ quan đến biệt phái (nếu có), nhưng không trùng với các khoản phụ cấp đã có trong chế độ tiền lương của lực lượng vũ trang. Trước khi làm nhiệm vụ biệt phái hoặc thôi làm nhiệm vụ biệt phái nếu có phụ cấp chức vụ, được bảo lưu thời gian hưởng phụ cấp theo quy định hiện hành.
4. Khi hết thời hạn biệt phái được bố trí về công tác tại cơ quan, đơn vị trước khi đi biệt phái đúng với chuyên môn, nghiệp vụ; trường hợp đặc biệt theo yêu cầu nhiệm vụ, mới bố trí về công tác ở cơ quan, đơn vị khác.
Như vậy, sĩ quan biệt phái sẽ được hưởng những quyền lợi được quy định tại Điều 11 nêu trên.
Trong đó có quyền được bảo đảm điều kiện, phương tiện làm việc, công tác phí, chế độ phúc lợi như cán bộ, công chức nơi sĩ quan đến biệt phái.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?