Sĩ quan dự bị cấp úy thì bao nhiêu tuổi phải giải ngạch? Sĩ quan dự bị cấp úy thì ai có thẩm quyền giải ngạch đối với họ?
Sĩ quan dự bị cấp úy thì bao nhiêu tuổi phải giải ngạch?
Căn cứ theo quy định Điều 44 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 như sau:
Giải ngạch sĩ quan dự bị
Sĩ quan dự bị hết hạn tuổi quy định tại Điều 38 của Luật này hoặc không còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì giải ngạch sĩ quan dự bị.
Việc giải ngạch sĩ quan dự bị do cấp có thẩm quyền quyết định
Dẫn chiếu đến, Điều 38 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 như sau:
Tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị quy định như sau:
Cấp Úy: 51;
Thiếu tá: 53;
Trung tá: 56;
Thượng tá: 57;
Đại tá: 60;
Cấp Tướng: 63.
Theo đó, khi sĩ quan dự bị hết hạn tuổi như quy định trên tùy theo cấp bậc của sĩ quan hoặc không còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì giải ngạch sĩ quan dự bị. Việc giải ngạch sĩ quan dự bị do cấp có thẩm quyền quyết định.
Như vậy, có thể thấy rằng trong trường hợp sĩ quan dự bị cấp Úy thì hết 51 tuổi sẽ phải giải ngũ.
Sĩ quan dự bị (Hình từ Internet)
Sĩ quan dự bị cấp úy thì ai có thẩm quyền giải ngạch đối với họ?
Căn cứ theo quy định Điều 23 và Điều 24 Nghị định 78/2020/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp giải ngạch sĩ quan dự bị
1. Hết tuổi phục vụ theo quy định tại Điều 38 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Không còn đủ tiêu chuẩn của sĩ quan hoặc không đủ tiêu chuẩn sức khỏe gọi vào phục vụ tại ngũ.
3. Sĩ quan dự bị phải thi hành án phạt tù.
4. Xuất cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
Thẩm quyền quyết định giải ngạch sĩ quan dự bị
1. Chính ủy hoặc Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chính ủy hoặc Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định giải ngạch sĩ quan dự bị cấp úy.
2. Chính ủy hoặc Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định giải ngạch sĩ quan dự bị cấp Trung tá trở xuống.
3. Chính ủy hoặc Tư lệnh quân khu quyết định giải ngạch sĩ quan dự bị cấp Thiếu tá, Trung tá.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định giải ngạch sĩ quan dự bị các cấp bậc còn lại hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
Theo đó, sĩ quan dự bị sẽ phải giải ngạch nếu thuộc 4 trường hợp tại quy định trên.
Trong đó thẩm quyền giải ngạch sĩ quan dự bị sẽ tùy thuộc theo cấp của sĩ quan đó mà người có thẩm quyền được quyền giải ngạch như quy định trên.
Như vậy, có thể thấy rằng Chính ủy hoặc Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chính ủy hoặc Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền quyết định giải ngạch sĩ quan dự bị cấp úy.
Bổ nhiệm chức vụ sĩ quan dự bị thì phải có sức khỏe loại mấy?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 78/2020/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện sắp xếp, bổ nhiệm chức vụ sĩ quan dự bị
1. Sĩ quan dự bị có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có trách nhiệm và thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ của người công dân, chức trách, nhiệm vụ của chức danh, vị trí việc làm, tham gia các hoạt động của địa phương và cơ quan, tổ chức nơi lao động, học tập, làm việc; có tín nhiệm với quần chúng; có trình độ năng lực, kiến thức quân sự, nghiệp vụ theo yêu cầu của từng chức vụ; sĩ quan dự bị bổ nhiệm các chức vụ từ chính trị viên đại đội, đại đội trưởng và tương đương trở lên phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; sức khỏe từ loại 01 đến loại 03.
2. Độ tuổi bổ nhiệm chức vụ lần đầu: Trung đội trưởng không quá 35, cán bộ đại đội không quá 40, cán bộ tiểu đoàn không quá 45, cán bộ trung đoàn không quá 50; những nơi thiếu nguồn có thể bổ nhiệm ở độ tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với độ tuổi nêu trên.
3. Ưu tiên sắp xếp, bổ nhiệm cho các đơn vị có nhiệm vụ động viên trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, đơn vị bộ đội chủ lực trước, đơn vị bộ đội địa phương sau; không sắp xếp dàn trải theo đầu mối đơn vị được xây dựng và được điều chỉnh kịp thời trong trường hợp có sự biến động, thay đổi trong đội ngũ sĩ quan dự bị.
4. Sĩ quan dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn chức danh ban đầu đào tạo sĩ quan dự bị hoặc chức vụ đã được đảm nhiệm ở đơn vị khi thôi phục vụ tại ngũ, phải được huấn luyện bổ sung theo chức danh mới được bổ nhiệm; trường hợp phải sắp xếp, bổ nhiệm để kiện toàn tổ chức thì sau khi sắp xếp, bổ nhiệm phải được huấn luyện bổ sung.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy rằng tiêu chuẩn để được bổ nhiệm chức vụ sĩ quan dự bị thì sẽ phải đảm bảo được sức khỏe từ loại 01 đến loại 03.
Xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 24/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam do Văn phòng Quốc hội ban hành. (Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?