Sĩ quan quân đội đóng quân xa gia đình tại các đảo có hưởng phụ cấp khu vực được nghỉ phép hằng năm như thế nào?
- Sĩ quan quân đội đóng quân xa gia đình tại các đảo có hưởng phụ cấp khu vực được nghỉ phép như thế nào?
- Trường hợp sĩ quan quân đội đóng quân xa gia đình vì nhiệm vụ không được nghỉ phép hằng năm thì có được tính lương hay không?
- Có các trường hợp nào sĩ quan quân đội được hưởng chế độ nghỉ phép đặc biệt?
Sĩ quan quân đội đóng quân xa gia đình tại các đảo có hưởng phụ cấp khu vực được nghỉ phép như thế nào?
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định chế độ nghỉ phép hằng năm đối với sĩ quan quân đội như sau:
Chế độ nghỉ phép hằng năm
1. Sĩ quan được nghỉ phép hằng năm như sau:
a) Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;
b) Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;
c) Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.
2. Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm:
a) 10 ngày đối với các trường hợp:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên;
- Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK.
b) 05 ngày đối với các trường hợp:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên;
- Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.
....
Theo đó chế độ nghỉ phép hằng năm cơ bản đối với sĩ quan quân đội được quy định như sau:
- Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;
- Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;
- Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.
Ngoài ra đối với sĩ quan quân đội đóng quân xa gia đình tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm 05 ngày.
Sĩ quan quân đội đóng quân xa gia đình tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực được nghỉ phép hằng năm như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp sĩ quan quân đội đóng quân xa gia đình vì nhiệm vụ không được nghỉ phép hằng năm thì có được tính lương hay không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 153/2017/TT-BQP có nêu như sau:
Chế độ nghỉ phép hằng năm
...
3. Sĩ quan quy định tại Khoản 2 Điều này, do yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép năm được, thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho sĩ quan thuộc quyền được nghỉ bù phép năm trước. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị vẫn không bố trí cho sĩ quan đi phép được thì được thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép năm theo quy định tại Thông tư số 13/2012/TT-BQP.
4. Thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép hằng năm theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
5. Hằng năm chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và công tác của đơn vị, lập kế hoạch cho sĩ quan nghỉ phép, tỷ lệ nghỉ thường xuyên không quá 15% tổng số sĩ quan của đơn vị. Các đơn vị không thuộc khối sẵn sàng chiến đấu, tùy theo tính chất và yêu cầu nhiệm vụ để thực hiện cho phù hợp. Các học viện, nhà trường chủ yếu bố trí cho sĩ quan nghỉ phép vào dịp hè.
Theo đó trường hợp sĩ quan quân đội đóng quân xa gia đình do yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép năm được, thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho sĩ quan thuộc quyền được nghỉ bù phép năm trước.
Chỉ trong trường hợp đặc biệt, do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị vẫn không bố trí cho sĩ quan nghỉ phép được thì được thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép năm.
Có các trường hợp nào sĩ quan quân đội được hưởng chế độ nghỉ phép đặc biệt?
Tại Điều 5 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định các trường hợp sĩ quan quân đội được hưởng chế độ nghỉ phép đặc biệt như sau:
Chế độ nghỉ phép đặc biệt
Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt mỗi lần không quá 10 ngày đối với các trường hợp:
1. Sĩ quan kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn.
2. Gia đình gặp khó khăn đột xuất do bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp (cả bên chồng và bên vợ); vợ (hoặc chồng); con đẻ, con nuôi hợp pháp đau ốm nặng, tai nạn rủi ro, hy sinh, từ trần hoặc bị hậu quả thiên tai nặng.
Theo đó nếu thuộc trong các trường hợp trên ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt, và mỗi lần nghỉ không quá 10 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?