Sĩ quan quân đội giữ chức vụ Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất như thế nào?

Cho hỏi: Sĩ quan quân đội giữ chức vụ Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất như thế nào? Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có trách nhiệm như thế nào? - câu hỏi của anh H. (Kiên Giang)

Sĩ quan quân đội giữ chức vụ Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất như thế nào?

Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) như sau:

Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
...
c) Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân:
Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ;
Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt Nam;
Giám đốc, Chính ủy các học viện: Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Quân y;
Hiệu trưởng, Chính ủy các trường sĩ quan: Lục quân I, Lục quân II, Chính trị;
Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng không quá ba; Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng là một;
Cục trưởng các cục: Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Dân quân tự vệ, Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn, Nhà trường, Tác chiến điện tử, Công nghệ thông tin, Cứu hộ - Cứu nạn, Đối ngoại;
Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng; Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng;
Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng;
Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108;
...
2. Phó Chủ nhiệm và Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương có cấp bậc quân hàm cấp tướng thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
3. Sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái là Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái có chức vụ cao hơn được thăng quân hàm cấp tướng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị thành lập mới do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
5. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tá, cấp úy còn lại do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Như vậy, sĩ quan quân đội giữ chức vụ Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng.

Tuy nhiên, số lượng Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng không quá 03 người.

Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng

Sĩ quan quân đội giữ chức vụ Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất như thế nào? (Hình từ Internet)

Tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng là bao lâu?

Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ cấp Tướng được quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) như sau:

Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan
1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
Trung tá: nam 51, nữ 51;
Thượng tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá: nam 57, nữ 55;
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng thì độ tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.

Lưu ý: Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.

Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có trách nhiệm như thế nào?

Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có trách nhiệm theo quy định tại Điều 27 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 như sau:

Trách nhiệm của sĩ quan
Sĩ quan có trách nhiệm sau đây:
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;
2. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;
3. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
Học viện Quốc phòng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Học viện Quốc phòng được thành lập từ khi nào? Học viện Quốc phòng hiện do ai trực tiếp quản lý?
Pháp luật
Chủ nhiệm Khoa Chiến lược của Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng đúng không?
Pháp luật
Chính ủy Học viện Quốc phòng do Thủ tướng bổ nhiệm có hạn tuổi phục vụ cao nhất đến năm bao nhiêu?
Pháp luật
Giám đốc Học viện Quốc phòng do ai bổ nhiệm? Hạn tuổi phục vụ cao nhất của Giám đốc Học viện Quốc phòng?
Pháp luật
Giám đốc Học viện Quốc phòng mang quân hàm Thượng tướng hiện nay được hưởng mức lương là bao nhiêu?
Pháp luật
Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng mang quân hàm Trung tướng hiện nay được hưởng mức lương bao nhiêu?
Pháp luật
Sĩ quan quân đội giữ chức vụ Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất như thế nào?
Pháp luật
Chính ủy Học viện Quốc phòng mang quân hàm Thượng tướng hiện nay được nhận mức lương là bao nhiêu?
Pháp luật
Học viện Quốc phòng có cơ cấu như thế nào? Học viện Quốc phòng đề ra quy chế học tập, kiểm tra căn cứ vào đâu?
Pháp luật
Học viện Quốc phòng đào tạo, bồi dưỡng sau đại học cho những đối tượng nào? Học viện được Bộ Quốc phòng ưu tiên đầu tư những vấn đề gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Học viện Quốc phòng
1,147 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Học viện Quốc phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Học viện Quốc phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào