Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam chấp hành không nghiêm các quy định về công tác hộ tống sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện những nghĩa vụ gì?
- Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam chấp hành không nghiêm các quy định về công tác hộ tống sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào?
- Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam chấp hành không nghiêm các quy định về công tác hộ tống có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện những nghĩa vụ gì?
Theo Điều 26 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định như sau:
Nghĩa vụ của sĩ quan
Sĩ quan có nghĩa vụ sau đây:
1. Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
2. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;
3. Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
4. Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
5. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.
Theo đó, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện những nghĩa vụ sau đây:
- Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
- Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;
- Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
- Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
- Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (Hình từ Internet)
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam chấp hành không nghiêm các quy định về công tác hộ tống sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Theo Điều 25 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về bảo vệ
1. Chấp hành không nghiêm các quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm trong trường hợp bảo vệ mục tiêu quan trọng thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm đến giáng chức, cách chức.
Theo đó, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam chấp hành không nghiêm các quy định về công tác hộ tống thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
Tuy nhiên, nếu vi phạm trong trường hợp bảo vệ mục tiêu quan trọng thì có thể bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm đến giáng chức, cách chức.
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam chấp hành không nghiêm các quy định về công tác hộ tống có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Theo Điều 410 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 140 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Tội vi phạm quy định về bảo vệ
1. Người nào không chấp hành quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Làm người được bảo vệ, hộ tống bị tổn thương cơ thể;
b) Làm hư hỏng phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm người được bảo vệ, hộ tống chết;
b) Làm mất phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự;
c) Trong chiến đấu;
d) Trong khu vực có chiến sự;
đ) Lôi kéo người khác phạm tội;
e) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;
g) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.
Theo đó, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam chấp hành không nghiêm các quy định về công tác hộ tống có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt như sau:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm trong trường hợp sau:
+ Làm người được bảo vệ, hộ tống bị tổn thương cơ thể;
+ Làm hư hỏng phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
- Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm trong trường hợp sau:
+ Làm người được bảo vệ, hộ tống chết;
+ Làm mất phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự;
+ Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?