Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam là ai? Quy định về chế độ nghỉ phép năm, nghỉ lễ Tết của Sĩ quan ra sao?
Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam là ai?
Căn cứ theo Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 có quy định như sau:
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.
Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh sĩ quan do Chính phủ quy định
Theo đó, có thể hiểu Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.
Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Đội ngũ sĩ quan đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời; có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan.
(Theo quy định tại Điều 2, Điều 3, Điều 4 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999).
Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam là ai? Quy định về chế độ nghỉ phép năm, nghỉ lễ Tết của Sĩ quan ra sao? (Hình từ Internet)
Quy định về chế độ nghỉ phép năm, nghỉ lễ Tết của Sĩ quan Quân đội Việt Nam ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư 153/2017/TT-BQP, đối với chế độ nghỉ phép năm thì Sĩ quan quân đội được nghỉ như sau:
Trường hợp | Số ngày nghỉ phép năm |
Dưới 15 năm công tác | 20 ngày |
Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác | 25 ngày |
Từ đủ 25 năm công tác trở lên | 30 ngày |
Bên cạnh đó, đối với Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép năm được nghỉ thêm số ngày sau đây:
Trường hợp | Số ngày nghỉ phép năm thêm |
- Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên. - Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên. - Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK | 10 ngày |
- Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km. - Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên. - Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. | 05 ngày |
Ngoài ra, tại Điều 6 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định về chế độ nghỉ lễ tết của Sĩ quan quân đội như sau:
- Hằng năm, sĩ quan được nghỉ ngày lễ, Tết theo quy định Bộ luật Lao động 2019 và ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 tháng 12).
- Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện hoặc do yêu cầu nhiệm vụ việc nghỉ ngày lễ, Tết do chỉ huy đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào tình hình nhiệm vụ đơn vị thực hiện cho phù hợp.
Sĩ quan quân đội có bao nhiêu ngạch, bao nhiêu nhóm ngành?
Căn cứ Điều 8 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định như sau:
Ngạch sĩ quan
Sĩ quan chia thành hai ngạch: sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.
Theo đó, sĩ quan quân đội chia thành 02 ngạch sau đây:
- Sĩ quan tại ngũ: là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng thường trực đang công tác trong quân đội hoặc đang được biệt phái (căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999).
- Sĩ quan dự bị: là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ (căn cứ khoản 3 Điều 7 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999).
Căn cứ theo Điều 9 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định như sau:
Nhóm ngành sĩ quan
Sĩ quan gồm các nhóm ngành sau đây:
1. Sĩ quan chỉ huy, tham mưu;
2. Sĩ quan chính trị;
3. Sĩ quan hậu cần;
4. Sĩ quan kỹ thuật;
5. Sĩ quan chuyên môn khác.
Theo đó, sĩ quan quân đội gồm 05 nhóm ngành như sau:
- Sĩ quan chỉ huy, tham mưu: là sĩ quan đảm nhiệm công tác tác chiến, huấn luyện và xây dựng lực lượng về quân sự.
- Sĩ quan chính trị: là sĩ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị.
- Sĩ quan hậu cần: là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về vật chất cho sinh hoạt, huấn luyện và tác chiến của quân đội.
- Sĩ quan kỹ thuật: là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về kỹ thuật vũ khí, trang thiết bị.
- Sĩ quan chuyên môn khác: là sĩ quan đảm nhiệm công tác trong các ngành không thuộc các nhóm ngành sĩ quan nêu trên.
(Theo Điều 7 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi Điều 2 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?