Sĩ quan quân đội từ trần thì thân nhân của họ được hưởng những chính sách nào? Mẫu phiếu thanh toán chế độ trợ cấp dành cho thân nhân của sĩ quan quân đội từ trần như thế nào?
- Sĩ quan quân đội từ trần thì thân nhân của họ được hưởng những chính sách nào?
- Điều kiện quy đổi, mức quy đổi để tính chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan quân đội từ trần được thực hiện trên cơ sở nào?
- Mẫu phiếu thanh toán chế độ trợ cấp dành cho thân nhân của sĩ quan quân đội từ trần như thế nào?
Sĩ quan quân đội từ trần thì thân nhân của họ được hưởng những chính sách nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC quy định về chế độ, chính sách được hưởng như sau:
Chế độ, chính sách được hưởng
...
2. Sĩ quan, QNCN tại ngũ từ trần
a) Thân nhân của sĩ quan, QNCN được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Thân nhân của sĩ quan, QNCN được hưởng chế độ trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương hiện hưởng của sĩ quan, QNCN trước khi từ trần;
c) Thân nhân của sĩ quan, QNCN được hưởng chế độ trợ cấp một lần cho thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn, ngành nghề có tính chất đặc thù (nếu có) quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 12 Mục 6 Chương này.
3. Thân nhân của sĩ quan, QNCN được hưởng chế độ trợ cấp một lần từ nguồn ngân sách nhà nước hướng dẫn tại điểm b, điểm c khoản 1; điểm b, điểm c khoản 2 Điều này, bao gồm: vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.
4. Không áp dụng chế độ trợ cấp một lần từ nguồn ngân sách nhà nước hướng dẫn tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này đối với các trường hợp sĩ quan, QNCN từ trần do tự sát, tự tử hoặc từ trần do vi phạm kỷ luật của quân đội, pháp luật của nhà nước bị xử phạt hình thức tước quân hàm sĩ quan hoặc tước danh hiệu quân nhân.
Như vậy, theo quy định trên thì sĩ quan quân đội từ trần thì thân nhân của họ được hưởng các chế độ, chính sách như:
(1) Được hưởng bảo hiểm xã hội;
(2) Được hưởng chế độ trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương hiện hưởng của sĩ quan, QNCN trước khi từ trần;
(3) Được hưởng chế độ trợ cấp một lần cho thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn, ngành nghề có tính chất đặc thù (nếu có).
Đặc biệt, không áp dụng chế độ trợ cấp một lần từ nguồn ngân sách nhà nước đối với các trường hợp sĩ quan từ trần do tự sát, tự tử hoặc từ trần do vi phạm kỷ luật của quân đội, pháp luật của nhà nước bị xử phạt hình thức tước quân hàm sĩ quan hoặc tước danh hiệu quân nhân.
Vậy nếu sĩ quan quân đội thuộc trường hợp từ trần do tự sát, tự tử hoặc từ trần do vi phạm kỷ luật của quân đội, pháp luật của nhà nước bị xử phạt hình thức tước quân hàm sĩ quan hoặc tước danh hiệu quân nhân thì thân nhân của của người đó chỉ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
*Lưu ý: thân nhân ở đây bao gồm vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.
Sĩ quan quân đội từ trần thì thân nhân của họ được hưởng những chính sách nào? Mẫu phiếu thanh toán chế độ trợ cấp dành cho thân nhân của sĩ quan quân đội từ trần như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện quy đổi, mức quy đổi để tính chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan quân đội từ trần được thực hiện trên cơ sở nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư liên tịch 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC về điều kiện, mức quy đổi, cách tính quy đổi và chế độ được hưởng:
Theo đó, điều kiện quy đổi, mức quy đổi để tính chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan, QNCN tại ngũ hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang CCQP quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 21/2009/NĐ-CP được thực hiện như sau:
(i) Sĩ quan, QNCN (kể cả thời gian là hạ sĩ quan, binh sĩ) được quy đổi theo hệ số 1 năm bằng 1 năm 6 tháng để tính hưởng trợ cấp khi:
- Tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong kháng chiến chống Pháp từ ngày 22/12/1944 đến ngày 20/7/1954; ở chiến trường miền Nam, Lào từ ngày 20/7/1954 đến ngày 30/4/1975, ở chiến trường Campuchia từ ngày 20/7/1954 đến ngày 31/8/1989; trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc từ ngày 05/8/1964 đến ngày 27/01/1973 (trừ trường hợp đi học tập, chữa bệnh và công tác ở nước ngoài);
- Tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở biên giới Tây Nam từ tháng 5/1975 đến tháng 12/1978; ở biên giới phía Bắc từ tháng 02/1979 đến tháng 12/1988. Địa bàn biên giới trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc được tính quy đổi là huyện biên giới;
- Làm nhiệm vụ quốc tế và nhiệm vụ đặc biệt ở Lào, Campuchia qua các thời kỳ (trừ trường hợp được cử đi học, đi theo chế độ ngoại giao hoặc đi làm kinh tế).
(ii) Sĩ quan, QNCN (kể cả thời gian là hạ sĩ quan, binh sĩ) được quy đổi theo hệ số 1 năm bằng 1 năm 4 tháng để tính hưởng trợ cấp khi:
Công tác ở địa bàn có phụ cấp đặc biệt mức 100% quy định tại Thông tư số 09/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc biệt;
- Làm nghề, công việc đặc thù quân sự được xếp lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm loại V, loại VI) quy định tại Quyết định số 1085/LĐTBXH-QĐ ngày 06 tháng 9 năm 1996 và Quyết định số 03/2006/QĐ-LĐTBXH ngày 07 tháng 3 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong quân đội.
(iii) Sĩ quan QNCN (kể cả thời gian là hạ sĩ quan, binh sĩ) được quy đổi theo hệ số 1 năm bằng 1 năm 2 tháng để tính hưởng trợ cấp khi:
Công tác ở địa bàn có phụ cấp khu vực từ hệ số 0,7 trở lên quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực;
- Làm nghề, công việc đặc thù quân sự được xếp lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại IV) quy định tại Quyết định số 1085/LĐTBXH-QĐ và Quyết định số 03/2006/QĐ-LĐTBXH.
(iv) Khi nhà nước có quyết định sửa đổi, bổ sung về địa bàn có phụ cấp đặc biệt mức 100%, về địa bàn có phụ cấp khu vực từ hệ số 0,7 trở lên, về danh mục làm nghề, công việc đặc thù quân sự được xếp lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại V, loại VI) và làm nghề, công việc đặc thù quân sự được xếp lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại IV) thì được thực hiện theo quyết định sửa đổi, bổ sung.
Mẫu phiếu thanh toán chế độ trợ cấp dành cho thân nhân của sĩ quan quân đội từ trần như thế nào?
Căn cứ theo quy định về Mẫu phiếu thanh toán trợ cấp được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC sẽ như sau:
>>> Tải về Mẫu phiếu thanh toán chế độ trợ cấp dành cho thân nhân của sĩ quan quân đội từ trần. Tải về.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?