Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ thực hiện những nhiệm vụ nào thì được hưởng mức phụ cấp đặc thù 30%?
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ thực hiện những nhiệm vụ nào thì được hưởng mức phụ cấp đặc thù 30%?
- Cách tính mức hưởng phụ cấp đặc thù đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ?
- Trường hợp sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ được hưởng nhiều mức hưởng phụ cấp đặc thù khác nhau thì được hưởng mức nào?
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ thực hiện những nhiệm vụ nào thì được hưởng mức phụ cấp đặc thù 30%?
Mức phụ cấp đặc thù đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 162/2018/TT-BQP như sau:
Mức phụ cấp đặc thù và cách tính hưởng
1. Mức phụ cấp đặc thù
Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư này được hưởng một trong 4 mức phụ cấp đặc thù, gồm: 30%, 25%, 20% và 15% tính trên mức lương cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan hoặc loại, nhóm, bậc đối với quân nhân chuyên nghiệp; cụ thể như sau:
a) Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ thực hiện nhiệm vụ: Bảo vệ tiếp cận; bảo vệ khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; tuần tra, canh gác tại nơi ở, nơi làm việc, khu vực trọng yếu, sự kiện đặc biệt quan trọng theo quy định;
- Sĩ quan giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy Phòng Cảnh vệ và Đội nghiệp vụ cảnh vệ;
- Sĩ quan có cấp bậc quân hàm từ Trung úy hoặc quân nhân chuyên nghiệp có mức lương tương đương sĩ quan cấp bậc quân hàm Trung úy trở xuống.
...
Như vậy, theo quy định, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ được hưởng mức phụ cấp đặc thù 30% khi thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Bảo vệ tiếp cận;
- Bảo vệ khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam;
- Tuần tra, canh gác tại nơi ở, nơi làm việc, khu vực trọng yếu, sự kiện đặc biệt quan trọng.
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ thực hiện những nhiệm vụ nào thì được hưởng mức phụ cấp đặc thù 30%? (Hình từ Internet)
Cách tính mức hưởng phụ cấp đặc thù đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ?
Cách tính mức hưởng phụ cấp đặc thù được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 162/2018/TT-BQP như sau:
Mức phụ cấp đặc thù và cách tính hưởng
...
2. Cách tính hưởng
Mức hưởng phụ cấp đặc thù được tính theo công thức sau:
Mức phụ cấp đặc thù = Hệ số lương cấp bậc quân hàm hoặc loại, nhóm, bậc x Mức tiền lương cơ sở x Tỷ lệ % phụ cấp đặc thù được hưởng
Trong đó: Mức tiền lương cơ sở được thực hiện theo quy định của Chính phủ tại từng thời điểm.
Ví dụ: Đồng chí Đặng Văn B, QNCN (hệ số lương 4,70), lái xe làm nhiệm vụ dẫn đường, hộ tống (thuộc đối tượng hưởng phụ cấp đặc thù mức 25%). Theo quy định, từ tháng 7 năm 2018, đồng chí Đặng Văn B được hưởng phụ cấp đặc thù là:
(4,70 x 1.390.000 đồng/tháng) x 25% = 1.633.250 đồng/tháng.
Như vậy, theo quy định, mức hưởng phụ cấp đặc thù đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ được tính theo công thức sau đây:
Mức phụ cấp đặc thù | = | Hệ số lương cấp bậc quân hàm hoặc loại, nhóm, bậc | x | Mức tiền lương cơ sở | x | Tỷ lệ % phụ cấp đặc thù được hưởng |
Trường hợp sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ được hưởng nhiều mức hưởng phụ cấp đặc thù khác nhau thì được hưởng mức nào?
Trường hợp sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ được hưởng nhiều mức hưởng phụ cấp đặc thù khác nhau được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 162/2018/TT-BQP như sau:
Nguyên tắc thực hiện
1. Phụ cấp đặc thù hướng dẫn tại Thông tư này được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ thuộc đối tượng hưởng mức phụ cấp đặc thù nào thì hưởng mức phụ cấp đặc thù quy định cho đối tượng đó. Trường hợp một đối tượng đủ điều kiện hưởng ở nhiều mức hưởng phụ cấp đặc thù khác nhau thì chỉ được hưởng một mức hưởng cao nhất.
3. Khi được cấp có thẩm quyền quyết định điều động, bổ nhiệm làm công tác cảnh vệ từ 01 tháng trở lên thì được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù và được tính hưởng từ tháng có quyết định.
4. Khi thay đổi vị trí công tác hoặc cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan hoặc mức lương đối với quân nhân chuyên nghiệp từ tháng nào thì áp dụng hưởng mức phụ cấp đặc thù theo vị trí công tác hoặc cấp bậc quân hàm hoặc mức lương tương ứng kể từ tháng đó.
5. Đối tượng hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư này không được hưởng phụ cấp đặc thù trong các trường hợp sau:
a) Khi có quyết định nghỉ hưu (nghỉ chuẩn bị hưu), chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ hoặc thuyên chuyển, điều động sang cơ quan, đơn vị khác không làm công tác cảnh vệ thì thôi hưởng phụ cấp đặc thù kể từ tháng sau liền kề với tháng có quyết định;
b) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài từ 30 ngày liên tục trở lên theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cảnh vệ được hưởng nhiều mức hưởng phụ cấp đặc thù khác nhau thì chỉ được hưởng một mức hưởng cao nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?