Sinh viên có được mượn hồ sơ bệnh án về nhà khi đang theo học tại các cơ sở đào tạo khám chữa bệnh không?
- Sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo khám chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án về nhà không?
- Sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo khám chữa bệnh có được tiết lộ thông tin hồ sơ bệnh án không?
- Sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo khám chữa bệnh tiết lộ thông tin hồ sơ bệnh án bị xử lý vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo khám chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án về nhà không?
Căn cứ khoản 4 Điều 69 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo khám chữa bệnh có thể được mượn hồ sơ bệnh án đọc nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
Đối với hồ sơ bệnh án đang trong quá trình điều trị:
Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề, người trực tiếp tham gia điều trị người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đọc nhưng chỉ được sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đối với hồ sơ bệnh án đã hoàn thành quá trình điều trị và được chuyển lưu trữ:
Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Lưu ý: Hồ sơ bệnh án phải được lưu giữ và giữ bí mật theo quy định của pháp luật; trường hợp hồ sơ bệnh án thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo khám chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án về nhà không? (Hình từ Internet)
Sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo khám chữa bệnh có được tiết lộ thông tin hồ sơ bệnh án không?
Căn cứ Điều 10 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Được tôn trọng về tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội.
2. Được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư mà người bệnh đã cung cấp cho người hành nghề trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này.
3. Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, ngược đãi, lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.
Theo đó, bệnh nhân được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư mà người bệnh đã cung cấp cho người hành nghề trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Như vậy, sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo khám chữa bệnh phải giữ bí mật về thông tin hồ sơ bệnh án, chỉ được chia sẻ thông tin bệnh án khi người bệnh đồng ý hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo khám chữa bệnh tiết lộ thông tin hồ sơ bệnh án bị xử lý vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi vượt quá khả năng chuyên môn hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề nhưng không báo cáo với người có thẩm quyền hoặc không giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết;
b) Yêu cầu người bệnh thanh toán đối với chi phí khám bệnh, chữa bệnh chưa được niêm yết công khai theo quy định của pháp luật;
c) Làm lộ tình trạng bệnh, thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định;
d) Cấp giấy xác nhận quá trình thực hành không đúng mẫu theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trường hợp sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo khám chữa bệnh có hành vi tiết lộ thông tin hồ sơ bệnh án thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Lưu ý: Sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo khám chữa bệnh không được tiết lộ tình trạng bệnh, thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?