Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học đại học, cao đẳng được vay vốn tín dụng ưu đãi không?
Đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Nghị định 78/2002/NĐ-CP, đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi được quy định như sau:
“Điều 2. Người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng ưu đãi gồm :
1. Hộ nghèo.
2. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.
3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 tháng 04 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
5. Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là Chương trình 135).
6. Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.”
Trong đó, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 78/2002/NĐ-CP, Người nghèo và các đối tượng chính sách khác (sau đây gọi là Người vay) khi vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định của Nghị định này không phải thế chấp tài sản, trừ các tổ chức kinh tế thuộc các đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 2 Nghị định này. Riêng đối với hộ nghèo, được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn."
Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy trường hợp của anh bạn là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học thuộc đối tượng được hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi. Việc chứng minh hoàn cảnh của gia đình bạn thuộc nhóm hoàn cảnh khó khăn được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Việc cho vay vốn tín dụng ưu đãi đối với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học thực hiện theo phương thức nào?
Việc cho vay vốn tín dụng ưu đãi đối với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học thực hiện theo phương thức nào?
Tại Điều 5 Nghị định 78/2002/NĐ-CP có quy định:
"Điều 5. Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến Người vay.
Việc cho vay đối với hộ nghèo căn cứ vào kết quả bình xét của Tổ tiết kiệm và vay vốn. Tổ tiết kiệm và vay vốn là tổ chức do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập trên địa bàn hành chính của xã, được ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận bằng văn bản. Hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn."
Căn cứ quy định trên, có thể thấy việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến Người vay.
Nguồn vốn thực hiện hoạt động cho vay vốn tín dụng ưu đãi được lấy từ đâu?
Hoạt động cho vay vốn tín dụng ưu đãi được lấy từ những nguồn sau:
(1) Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước: quy định tại Điều 7 Nghị định 78/2002/NĐ-CP
- Vốn điều lệ;
- Vốn cho vay xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện các chính sách xã hội khác;
- Hàng năm, ủy ban nhân dân các cấp được trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp mình để tăng nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn;
- Vốn ODA được Chính phủ giao.
(2) Vốn huy động: quy định tại Điều 8 Nghị định 78/2002/NĐ-CP
- Nhận tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt;
- Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước. Việc thay đổi tỷ lệ duy trì số dư tiền gửi nói trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội được trả lãi bằng lãi suất tính trên cơ sở bình quân lãi suất huy động các nguồn vốn hàng năm của tổ chức tín dụng cộng (+) phí huy động hợp lý do hai bên thỏa thuận;
- Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác;
- Huy động tiết kiệm của người nghèo.
(3) Vốn đi vay: quy định tại Điều 9 Nghị định 78/2002/NĐ-CP
- Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;
- Vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
- Vay Ngân hàng Nhà nước.
(4) Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước: quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2002/NĐ-CP
(5) Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước (quy định tại Điều 11 Nghị định 78/2002/NĐ-CP)
(6) Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật tại Điều 12 Nghị định 78/2002/NĐ-CP
Như vậy, sinh viên đang học đại học nhưng có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện được vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định của pháp luật. Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay. Các nguồn vốn dùng để phục vụ hoạt động cho vay được quy định cụ thể theo pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?