Sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học song ngành tại trường đại học thì có được hưởng 02 lần mức hỗ trợ học tập không?
- Sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng chính sách học tập là những đối tượng nào? Học song ngành là gì?
- Sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học song ngành tại trường đại học thì có được hưởng 02 lần mức hỗ trợ học tập không?
- Nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học tập được quy định như thế nào?
Sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng chính sách học tập là những đối tượng nào? Học song ngành là gì?
Đối tượng được nhận hỗ trợ:
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 57/2017/NĐ-CP về đối tượng áp dụng như sau
Đối tượng áp dụng
1. Trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ (sau đây gọi là dân tộc thiểu số rất ít người).
2. Các cơ sở giáo dục, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người.
Như vậy, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng chính sách học tập là những đối tượng thuộc 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ (sau đây gọi là dân tộc thiểu số rất ít người).
Học song ngành là gì?
Học song ngành được hiểu là hình thức học cùng lúc hai ngành khác nhau trong cùng một trường hoặc khác trường ở cùng một thời gian.
Việc này có thể giúp sinh viên mở rộng kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực khác nhau, đồng thời cũng tăng khả năng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Mặt khác, việc học nhiều môn cùng một lúc cũng đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để tránh bị quá tải và ảnh hưởng đến hiệu suất học tập.
Lưu ý: các bạn sinh viên cũng cần tìm hiểu kỹ lưỡng vì không phải ngôi trường đại học nào cũng có chương trình đào tạo song ngành.
Sinh viên nên tìm hiểu kỹ càng các thông tin trên website của trường đại học cũng như lên kế hoạch một cách thông minh và phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình học.
Sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được hưởng chính sách học tập là những đối tượng nào? Học song ngành là gì? (Hình từ Internet)
Sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học song ngành tại trường đại học thì có được hưởng 02 lần mức hỗ trợ học tập không?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 57/2017/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ học tập như sau:
Chính sách hỗ trợ học tập
1. Mức hỗ trợ:
a) Trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 30% mức lương cơ sở/trẻ/tháng.
b) Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 40% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
c) Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 60% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
d) Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
đ) Học sinh sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng.
2. Thời gian được hưởng hỗ trợ: 12 tháng/năm cho đối tượng có thời gian học đủ 9 tháng/năm trở lên; trường hợp đối tượng học không đủ 9 tháng/năm thì được hưởng theo thời gian học thực tế.
3. Nguyên tắc hưởng:
a) Học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nếu học đồng thời ở nhiều khoa trong cùng một cơ sở giáo dục hoặc học ở nhiều cơ sở giáo dục khác nhau thì chỉ được hưởng hỗ trợ một lần. Trường hợp học sinh, sinh viên bị ngừng học thì thời gian ngừng học không được hưởng hỗ trợ. Trường hợp học sinh, sinh viên bị buộc thôi học thì thôi hưởng chính sách hỗ trợ ngay sau khi thôi học.
Như vậy, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nếu học đồng thời ở nhiều khoa trong cùng một cơ sở giáo dục hoặc học ở nhiều cơ sở giáo dục khác nhau thì chỉ được hưởng hỗ trợ một lần.
Hay nói cách khác, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học song ngành tại trường đại học thì chỉ được hưởng hỗ trợ học tập một lần theo quy định.
Ngoài ra, đối với sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học tập được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 57/2017/NĐ-CP thì nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học tập được quy định như sau:
- Nguồn kinh phí chi trả chính sách hỗ trợ đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định tại Nghị định này được cân đối trong nguồn kinh phí chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục, đào tạo hằng năm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
- Ngân sách trung ương thực hiện hỗ trợ ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2015, các văn bản hướng dẫn luật và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?
- Mẫu Báo cáo kết quả công tác lý luận chính trị mới nhất? Đào tạo lý luận chính trị gồm có mấy cấp theo quy định?
- Chức danh cán bộ công đoàn các cấp trong hệ thống Công đoàn Việt Nam? Cán bộ công đoàn cấp cơ sở phải có đạo đức như thế nào?
- Đoàn viên bị mất việc làm được tạm dừng sinh hoạt công đoàn trong bao lâu? Đoàn viên chuyển sinh hoạt công đoàn phải thông báo với ai?
- Hoạt động cho thuê lại lao động là gì? Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo với cơ quan nào về hoạt động cho thuê lại?