Sinh viên đào tạo trình độ đại học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được hưởng chính sách ưu đãi thế nào?
- Sinh viên đào tạo trình độ đại học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được hưởng chính sách ưu đãi thế nào?
- Thời gian cấp sinh hoạt phí cho sinh viên đào tạo trình độ đại học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là khi nào?
- Chính sách ưu đãi cho sinh viên đào tạo trình độ đại học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được lấy từ nguồn kinh phí nào?
Sinh viên đào tạo trình độ đại học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được hưởng chính sách ưu đãi thế nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 124/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Mức ưu đãi, hỗ trợ đào tạo ở trong nước
…
2. Sinh viên đào tạo trình độ đại học được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ sau đây:
a) Miễn học phí và ở ký túc xá miễn phí;
b) Cấp sinh hoạt phí hàng tháng bằng 2,5 mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức nếu xếp loại học lực giỏi trở lên;
c) Cấp sinh hoạt phí hàng tháng bằng 1,5 mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức nếu xếp loại học lực khá.
Việc xét cấp sinh hoạt phí được tiến hành theo học kỳ của năm học, một năm học xét 2 lần;
d) Xem xét tuyển chọn đi thực tập 6 tháng ở nước ngoài nếu năm cuối của chương trình đào tạo đạt học lực khá trở lên. Mọi chi phí thực tập ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm;
đ) Được chuyển tiếp học cao học và làm nghiên cứu sinh ở trong nước và nước ngoài nếu tốt nghiệp đạt loại giỏi trở lên;
e) Được ưu tiên tuyển chọn vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, không phải qua thời gian thử việc nếu tốt nghiệp đạt loại giỏi trở lên.
Theo đó, sinh viên đào tạo trình độ đại học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được hưởng chính sách ưu đãi, gồm:
– Miễn học phí và ở ký túc xá miễn phí;
– Cấp sinh hoạt phí hàng tháng bằng 2,5 mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức nếu xếp loại học lực giỏi trở lên;
– Cấp sinh hoạt phí hàng tháng bằng 1,5 mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức nếu xếp loại học lực khá.
Việc xét cấp sinh hoạt phí được tiến hành theo học kỳ của năm học, một năm học xét 2 lần;
– Xem xét tuyển chọn đi thực tập 6 tháng ở nước ngoài nếu năm cuối của chương trình đào tạo đạt học lực khá trở lên. Mọi chi phí thực tập ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm;
– Được chuyển tiếp học cao học và làm nghiên cứu sinh ở trong nước và nước ngoài nếu tốt nghiệp đạt loại giỏi trở lên;
– Được ưu tiên tuyển chọn vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, không phải qua thời gian thử việc nếu tốt nghiệp đạt loại giỏi trở lên.
Sinh viên đào tạo trình độ đại học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (Hình từ Internet)
Thời gian cấp sinh hoạt phí cho sinh viên đào tạo trình độ đại học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là khi nào?
Theo điểm d khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 208/2014/TTLT-BTC-BGDĐT quy định như sau:
Chính sách ưu đãi đối với người học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại cơ sở giáo dục đại học ở trong nước
…
d) Thời gian cấp sinh hoạt phí:
Đối với sinh viên đại học, cao đẳng, sinh hoạt phí được cấp đủ trong 10 tháng/năm học và chi trả 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11; Lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4.
Đối với học viên cao học, nghiên cứu sinh, sinh hoạt phí được cấp hàng tháng theo số tháng học thực tế của người học.
Trường hợp sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh nghỉ học dài hạn, bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học thì cơ sở đào tạo nơi sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh đang học dừng thực hiện cấp sinh hoạt phí. Khi sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh được nhập học lại sau khi hết thời hạn nghỉ học hoặc kỷ luật thì tiếp tục được cấp sinh hoạt phí theo quy định. Thời gian học lưu ban, học lại, ngừng học, học bổ sung sẽ không được tính để được cấp sinh hoạt phí.
Theo đó, thời gian cấp sinh hoạt phí cho sinh viên đào tạo trình độ đại học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được cấp đủ trong 10 tháng/năm học và chi trả 2 lần trong năm:
– Lần 1 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11;
– Lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4.
Lưu ý:
– Trường hợp sinh viên nghỉ học dài hạn, bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học thì cơ sở đào tạo nơi sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh đang học dừng thực hiện cấp sinh hoạt phí.
– Khi sinh viên được nhập học lại sau khi hết thời hạn nghỉ học hoặc kỷ luật thì tiếp tục được cấp sinh hoạt phí theo quy định. Thời gian học lưu ban, học lại, ngừng học, học bổ sung sẽ không được tính để được cấp sinh hoạt phí.
Chính sách ưu đãi cho sinh viên đào tạo trình độ đại học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được lấy từ nguồn kinh phí nào?
Theo Điều 5 Nghị định 124/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí để thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ quy định tại Nghị định này do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc quản lý, sử dụng kinh phí để thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo đó, chính sách ưu đãi cho sinh viên đào tạo trình độ đại học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Việc quản lý, sử dụng kinh phí để thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?