Sinh viên người dân tộc thiểu số có được hỗ trợ chi phí học tập khi theo học ở trường đại học ngoài công lập hay không?
- Sinh viên người dân tộc thiểu số có được hỗ trợ chi phí học tập khi theo học ở trường đại học ngoài công lập hay không?
- Sinh viên người dân tộc thiểu số cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào để được hỗ trợ chi phí học tập?
- Cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập phải xác nhận đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị?
Sinh viên người dân tộc thiểu số có được hỗ trợ chi phí học tập khi theo học ở trường đại học ngoài công lập hay không?
Sinh viên người dân tộc thiểu số có được hỗ trợ chi phí học tập khi theo học ở trường đại học ngoài công lập hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC quy định về điều kiện hưởng chính sách như sau:
Điều kiện được hưởng chính sách
Để được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập, sinh viên phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ.
2. Thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng tại năm tham dự tuyển sinh theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Theo đó, pháp luật chỉ quy định điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập như sau:
- Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ.
- Thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng tại năm tham dự tuyển sinh theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Pháp luật chỉ quy định thi đỗ đại học hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học như đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng tại năm tham dự tuyển sinh theo đúng quy định chứ không bắt buộc phải là đại học công lập.
Như vậy, đối với sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo học tại trường ngoài công lập vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập.
Sinh viên người dân tộc thiểu số cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào để được hỗ trợ chi phí học tập?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC quy định về hồ sơ để hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập như sau:
Trình tự, thủ tục và hồ sơ
1. Về trình tự, thủ tục và hồ sơ:
a) Trong vòng 30 ngày kể từ khi khai giảng năm học, cơ sở giáo dục đại học thông báo cho sinh viên học tại cơ sở giáo dục về chính sách hỗ trợ chi phí học tập, thời gian nộp hồ sơ và hướng dẫn sinh viên nộp một bộ hồ sơ theo quy định sau:
- Đối với sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập: gửi hồ sơ về phòng Lao động Thương binh - Xã hội cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là phòng Lao động Thương binh - Xã hội) nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú.
- Đối với sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học công lập: gửi hồ sơ về cơ sở giáo dục đại học công lập nơi sinh viên theo học.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (mẫu đơn theo phụ lục I, II);
- Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (bản sao có công chứng);
- Giấy khai sinh (bản sao có công chứng);
...
Trong vòng 30 ngày kể từ khi khai giảng năm học, cơ sở giáo dục đại học thông báo cho sinh viên người dân tộc thiểu số đang theo học tại cơ sở giáo dục về chính sách hỗ trợ chi phí học tập, thời gian nộp hồ sơ và hướng dẫn sinh viên nộp một bộ hồ sơ về phòng Lao động Thương binh - Xã hội cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là phòng Lao động Thương binh - Xã hội) nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú để được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập.
Hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên người dân tộc thiểu số bao gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (mẫu đơn theo phụ lục I, II);
- Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (bản sao có công chứng);
- Giấy khai sinh (bản sao có công chứng).
Cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập phải xác nhận đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC quy định về thẩm định hồ sơ như sau:
Trình tự, thủ tục và hồ sơ
...
2. Thẩm định hồ sơ:
...
b) Cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị của sinh viên và hướng dẫn sinh viên nộp hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú) để thẩm định, phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng chính sách và xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên gửi cơ quan tài chính cùng cấp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thủ trưởng cơ sở giáo dục giáo dục đại học ngoài công lập chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung ghi trên giấy xác nhận của sinh viên.
Như vậy, cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên người dân tộc thiểu số trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị của sinh viên.
Thủ trưởng cơ sở giáo dục giáo dục đại học ngoài công lập chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung ghi trên giấy xác nhận của sinh viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?