Sinh viên thuộc hộ cận nghèo có được vay vốn mua máy tính học tập trực tuyến không? Nếu có thì có được đứng tên để vay vốn không?
- Sinh viên thuộc hộ cận nghèo có được vay vốn mua máy tính học tập trực tuyến không?
- Thời hạn cho sinh viên thuộc hộ cận nghèo vay vốn mua máy tính học tập trực tuyến là bao nhiêu tháng?
- Lãi suất cho sinh viên thuộc hộ cận nghèo vay vốn mua máy tính học tập trực tuyến là bao nhiêu?
- Sinh viên thuộc hộ cận nghèo có được tự đứng tên vay vốn mua máy tính học tập trực tuyến không?
Sinh viên thuộc hộ cận nghèo có được vay vốn mua máy tính học tập trực tuyến không?
Sinh viên thuộc hộ cận nghèo có được vay vốn mua máy tính học tập trực tuyến không, thì theo quy định tại Điều 3 Quyết định 09/2022/QĐ-TTg như sau:
Đối tượng và điều kiện vay vốn
1. Đối tượng vay vốn bao gồm:
a) Học sinh các cấp đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là học sinh);
b) Học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là sinh viên).
2. Học sinh, sinh viên phải đáp ứng các điều kiện vay vốn sau:
a) Là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật hoặc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (có bố hoặc mẹ hoặc bố và mẹ mất do dịch Covid-19);
b) Không có máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến và chưa được hưởng chính sách hỗ trợ máy tính, thiết bị học tập trực tuyến dưới mọi hình thức.
Như vậy, thì theo quy định trên thì sinh viên thuộc hộ cận nghèo được vay vốn mua máy tính học tập trực tuyến nếu đáp ứng các điều kiện là không có máy tínhđáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến và chưa được hưởng chính sách hỗ trợ máy tính, thiết bị học tập trực tuyến dưới mọi hình thức.
Sinh viên thuộc hộ cận nghèo có được vay vốn mua máy tính học tập trực tuyến không? Nếu có thì có được đứng tên để vay vốn không? (Hình từ Internet)
Thời hạn cho sinh viên thuộc hộ cận nghèo vay vốn mua máy tính học tập trực tuyến là bao nhiêu tháng?
Thời hạn cho sinh viên thuộc hộ cận nghèo vay vốn mua máy tính học tập trực tuyến là bao nhiêu tháng, thì theo quy định tại Điều 8 Quyết định 09/2022/QĐ-TTg như sau:
Thời hạn cho vay
1. Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng.
2. Đối với trường hợp sinh viên trực tiếp đứng tên vay vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định này:
a) Tại thời điểm vay vốn nếu thời gian dự kiến kết thúc khóa học còn từ 24 tháng trở lên thì thời hạn cho vay tối đa được tính từ ngày vay đến hết 12 tháng sau thời điểm dự kiến kết thúc khóa học;
b) Thời điểm dự kiến kết thúc khóa học của sinh viên tại điểm a khoản này được xác định theo giấy xác nhận của nhà trường.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn cho sinh viên thuộc hộ cận nghèo vay vốn để mua máy tính học tập trực tuyến tối đa 36 tháng.
Lãi suất cho sinh viên thuộc hộ cận nghèo vay vốn mua máy tính học tập trực tuyến là bao nhiêu?
Lãi suất cho sinh viên thuộc hộ cận nghèo vay vốn mua máy tính học tập trực tuyến được quy định tại khoản 1 Điều 9 Quyết định 09/2022/QĐ-TTg như sau:
Lãi suất cho vay
1. Lãi suất cho vay 1,2%/năm.
2. Lãi suất nợ quá hạn bằng lãi suất cho vay hộ nghèo tại thời điểm vay vốn.
Như vậy, theo quy định trên thì lãi suất cho sinh viên thuộc hộ cận nghèo vay vốn để mua máy tính học tập trực tuyến la 1,2%/năm.
Sinh viên thuộc hộ cận nghèo có được tự đứng tên vay vốn mua máy tính học tập trực tuyến không?
Sinh viên thuộc hộ cận nghèo có được tự đựng tên vay vốn mua máy tính học tập trực tuyến không, thì theo quy định tại Điều 4 Quyết định 09/2022/QĐ-TTg như sau:
Phương thức cho vay
1. Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của học sinh, sinh viên là người đứng tên vay và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Trường hợp đối tượng tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định này đã đủ 18 tuổi thì được trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cư trú hoặc nơi nhà trường đóng trụ sở nếu hộ gia đình không còn thành viên nào đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
3. Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay.
Theo quy định trên thì việc cho vay đối với sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình.
Sinh viên đủ 18 tuổi thì được trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cư trú hoặc nơi nhà trường đóng trụ sở nếu hộ gia đình không còn thành viên nào đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thì sinh viên thuộc hộ cận nghèo được trực tiếp đứng tên vay vốn khi hộ gia đình không còn thành viên nào đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?