Sinh viên xin làm việc tại Văn phòng Chính phủ phải có những tiêu chuẩn gì? Sinh viên xin làm việc tại Văn phòng Chính phủ thì trong hồ sơ gồm những gì?
Sinh viên xin làm việc tại Văn phòng Chính phủ phải có những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế tuyển chọn cán bộ, công chức làm việc tại văn phòng chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 14/2000/QĐ-VPCP, có quy định về các đối tượng xin làm việc tại Văn phòng Chính phủ phải có đủ các tiêu chuẩn như sau:
Các đối tượng xin làm việc tại Văn phòng Chính phủ phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
…
b. Đối với Sinh viên:
1. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
2. Có bằng đại học chính quy; có ngành, nghề chuyên môn đào tạo phù hợp với yêu cầu công việc sẽ đảm nhận;
3. Kết quả học tập đạt loại khá trở lên;
4. ít nhất có một ngoại ngữ, trình độ từ chứng chỉ loại C trở lên; có trình độ cơ bản về tin học văn phòng;
5. Phải qua kỳ thi tuyển công chức do Văn phòng Chính phủ tổ chức, nếu đạt yêu cầu thì được xét, tuyển vào làm tập sự;
6. Sau thời gian tập sự, nếu đạt các yêu cầu về đạo đức, chuyên môn theo quy định tại Thông tư số 04/1999/TT-TCCP , ngày 20/3/1999 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, thì được xét, bổ nhiệm vào ngạch công chức.
…
Theo quy định trên thì sinh viên xin làm việc tại Văn phòng Chính phủ phải có những tiêu chuẩn sau:
- Phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Có bằng đại học chính quy; có ngành, nghề chuyên môn đào tạo phù hợp với yêu cầu công việc sẽ đảm nhận;
- Kết quả học tập đạt loại khá trở lên;
- Phải có ít nhất một ngoại ngữ, trình độ từ chứng chỉ loại C trở lên; có trình độ cơ bản về tin học văn phòng;
- Phải qua kỳ thi tuyển công chức do Văn phòng Chính phủ tổ chức, nếu đạt yêu cầu thì được xét, tuyển vào làm tập sự;
- Sau thời gian tập sự, nếu đạt các yêu cầu về đạo đức, chuyên môn theo quy định thì được xét, bổ nhiệm vào ngạch công chức.
Văn phòng Chính phủ (Hình từ Internet)
Sinh viên xin làm việc tại Văn phòng Chính phủ thì trong hồ sơ gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế tuyển chọn cán bộ, công chức làm việc tại văn phòng chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 14/2000/QĐ-VPCP, có quy định như sau:
Các đối tượng xin làm việc tại Việt Nam Chính phủ phải có 2 bộ hồ sơ cá nhân, mỗi bộ đựng trong một túi hồ sơ, bao gồm:
1. Sơ yếu lý lịch, có dán ảnh 4x6, khai theo mẫu quy định và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền như sau: Đối với cán bộ, công chức đang làm việc tại cơ quan nhà nước, khai theo mẫu lý lịch do Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ quy định, có xác nhận của cơ quan đang công tác; đối với sinh viên, khai theo mẫu lý lịch do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, có xác nhận của UBND xã (phường, thị trấn) nơ thường trú; đối với nhân viên phục vụ, khai theo mẫu lý lịch do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định, có xác nhận của cơ quan đang công tác hoặc UBND (phường, thị trấn) nơi thường trú;
2. Đơn xin làm việc tại Văn phòng Chính phủ, do người xin làm việc tự viết, ký tên;
3. Giấy chứng nhận sức khoẻ của cơ sở y tế có thẩm quyền;
4. Bản sao (công chứng) các văn bằng, chứng chỉ đã được đào tạo;
5. Giấy giới thiệu của cơ quan đang công tác hoặc của cá nhân, đơn vị đứng ra giới thiệu đối với các đối tượng là cán bộ, công chức đang làm việc tại cơ quan nhà nước hoặc nhân viên phục vụ;
6. Hai phong bì có dán tem.
Như vậy, sinh viên xin làm việc tại Văn phòng Chính phủ thì phải có 2 bộ hồ sơ cá nhân, mỗi bộ đựng trong một túi hồ sơ, bao gồm:
- Sơ yếu lý lịch, có dán ảnh 4x6, khai theo mẫu quy định và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền:
+ Sinh viên khai theo mẫu lý lịch do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, có xác nhận của UBND xã (phường, thị trấn) nơ thường trú.
- Đơn xin làm việc tại Văn phòng Chính phủ, do người xin làm việc tự viết, ký tên;
- Giấy chứng nhận sức khoẻ của cơ sở y tế có thẩm quyền;
- Bản sao (công chứng) các văn bằng, chứng chỉ đã được đào tạo;
- Giấy giới thiệu của cơ quan đang công tác hoặc của cá nhân;
- Hai phong bì có dán tem.
Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm như thế nào về tuyển chọn người làm việc tại Văn phòng chính phủ?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế tuyển chọn cán bộ, công chức làm việc tại văn phòng chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 14/2000/QĐ-VPCP, có quy định về Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm như sau:
Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm:
1. Căn cứ chỉ tiêu biên chế hàng năm của Văn phòng Chính phủ và nhu cầu bổ sung cán bộ, công chức của từng đơn vị, xây dựng kế hoạch tuyển chọn cán bộ, công chức, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phê duyệt và phối hợp với các đơn vị, bộ phận có liên quan tổ chức việc thực hiện kế hoạch tuyển chọn cán bộ, công chức.
2. Nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch, thẩm tra và có ý kiến đánh giá về phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức, quan hệ xã hội, kinh nghiệm công tác, năng lực và trình độ chuyên môn của từng trường hợp xin làm việc tại Văn phòng Chính phủ, bảo đảm trung thực, đầy đủ, chính xác.
3. Thường trực, giúp Hội đồng thi tuyển công chức trong việc tổ chức các kỳ thi tuyển công chức, theo các quy định tại Điều 10 của Quy chế này.
4. Thường trực, giúp Hội đồng tuyển chọn cán bộ, công chức của Văn phòng Chính phủ tổ chức việc xét, tuyển cán bộ, công chức vào làm việc tại Văn phòng Chính phủ; tổng hợp các ý kiến đánh giá của cá nhân, đơn vị, kết quả thi tuyển công chức (đối với sinh viên) và kết quả xác minh, thẩm tra đối với từng trường hợp xin làm việc tại Văn phòng Chính phủ, trình Hội đồng tuyển chọn cán bộ, công chức của Văn phòng Chính phủ xem xét, kiến nghị với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quyết định.
Như vậy, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm về tuyển chọn người làm việc tại Văn phòng chính phủ như sau:
- Căn cứ chỉ tiêu biên chế hàng năm của Văn phòng Chính phủ và nhu cầu bổ sung cán bộ, công chức của từng đơn vị, xây dựng kế hoạch tuyển chọn cán bộ, công chức, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phê duyệt và phối hợp với các đơn vị, bộ phận có liên quan tổ chức việc thực hiện kế hoạch tuyển chọn cán bộ, công chức;
- Nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch, thẩm tra và có ý kiến đánh giá về phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức, quan hệ xã hội, kinh nghiệm công tác, năng lực và trình độ chuyên môn của từng trường hợp xin làm việc tại Văn phòng Chính phủ, bảo đảm trung thực, đầy đủ, chính xác;
- Thường trực, giúp Hội đồng thi tuyển công chức trong việc tổ chức các kỳ thi tuyển công chức, theo các quy định tại Điều 10 của Quy chế này;
- Thường trực, giúp Hội đồng tuyển chọn cán bộ, công chức của Văn phòng Chính phủ tổ chức việc xét, tuyển cán bộ, công chức vào làm việc tại Văn phòng Chính phủ;
Tổng hợp các ý kiến đánh giá của cá nhân, đơn vị, kết quả thi tuyển công chức (đối với sinh viên) và kết quả xác minh, thẩm tra đối với từng trường hợp xin làm việc tại Văn phòng Chính phủ, trình Hội đồng tuyển chọn cán bộ, công chức của Văn phòng Chính phủ xem xét, kiến nghị với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?