Số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới do ai quyết định và nhằm đảm bảo những gì? Bổ sung hỗ trợ ngân sách cấp dưới mục tiêu là gì?
Trong trường hợp này Hội đồng nhân dân cấp xã nếu vì nhiệm vụ, công việc của mình mà chi cao hơn mức quy định thì có thể xin bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới theo quy định tại Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước:
Số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới do ai quyết định và nhằm đảm bảo những gì?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới như sau:
- Chính phủ trình Quốc hội quyết định số bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định số bổ sung từ ngân sách cấp mình cho ngân sách cấp dưới trực tiếp.
- Bổ sung cân đối ngân sách nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được giao. Các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.
Số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
Bổ sung hỗ trợ ngân sách cấp dưới mục tiêu là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dưới như sau:
- Thực hiện các chính sách, chế độ mới đo cấp trên ban hành, nhưng chưa được bố trí hoặc bố trí chưa đủ trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách; mức hỗ trợ cụ thể được xác định trên cơ sở nhu cầu chi theo chế độ, chính sách và khả năng cân đối của ngân sách các cấp có liên quan;
- Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác của cấp trên, phần giao cho cấp dưới thực hiện; mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao;
- Khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng ngân sách, quỹ dự trữ tài chính theo quy định nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu;
- Hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mức hỗ trợ được xác định cụ thể cho từng chương trình, dự án. Tổng mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hằng năm của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương quy định tại điểm này tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương.
Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp được xác định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về cách xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, cụ thể:
(1) Xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được xác định riêng cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và áp dụng chung đối với tất cả các khoản thu phân chia trên địa bàn;
- Công thức xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương như sau:
Tổng số chi ngân sách địa phương được xác định căn cứ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách nhà nước theo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội (gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) cho năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách (sau đây gọi tắt là A);
Tổng số các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% được xác định trên cơ sở khả năng thu, không kể thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thu tiền sử dụng đất, số bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu kết dư, thu từ đóng góp tự nguyện, thu viện trợ, thu chuyển nguồn từ ngân sách năm trước (sau đây gọi tắt là B);
Tổng số các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được xác định trên cơ sở khả năng thu (sau đây gọi tắt là C);
Trường hợp nếu A - B < C thì tỷ lệ phần trăm (%) phân chia được tính theo công thức:
Tỷ lệ phần trăm (%) = A - B x 100% C
Trường hợp nếu A - B ≥ C thì tỷ lệ phần trăm (%) được xác định bằng 100% và phần chênh lệch (nếu có) sẽ được ngân sách trung ương bổ sung để cân đối ngân sách địa phương. Việc xác định số bổ sung cân đối ngân sách cho từng địa phương được quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này.
(2) Xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương
- Các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương gồm:
Các khoản thu về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác ngân sách địa phương hưởng 100% theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
Các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương phần ngân sách địa phương được hưởng theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này;
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và ngân sách từng xã, phường, thị trấn. Việc quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và ngân sách từng xã, phường, thị trấn có thể áp dụng cho từng khoản thu cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?