Số dư nghiệp vụ thư tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan được quy định như thế nào?
- Số dư nghiệp vụ thư tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan được quy định như thế nào?
- Khi có nhu cầu được cung cấp nghiệp vụ thư tín dụng thì khách hàng cần phải gửi cho ngân hàng thương mại những tài liệu nào?
- Ngân hàng thương mại phát hành nghiệp vụ thư tín dụng khi khách hàng có đủ các điều kiện nào?
Số dư nghiệp vụ thư tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 21/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Số dư nghiệp vụ thư tín dụng
1. Số dư nghiệp vụ thư tín dụng đối với một khách hàng hoặc một khách hàng và người có liên quan bao gồm số dư phát hành thư tín dụng, số dư xác nhận thư tín dụng, số dư thương lượng thanh toán, số dư hoàn trả hoặc cam kết hoàn trả thư tín dụng cho khách hàng đó, khách hàng đó và người có liên quan.
2. Số dư nghiệp vụ thư tín dụng đối với một khách hàng hoặc một khách hàng và người có liên quan được tính từ ngày phát hành thư tín dụng, xác nhận thư tín dụng, thương lượng thanh toán, hoàn trả thư tín dụng.
Theo đó, số dư nghiệp vụ thư tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan sẽ bao gồm: Số dư phát hành thư tín dụng, số dư xác nhận thư tín dụng, số dư thương lượng thanh toán, số dư hoàn trả hoặc cam kết hoàn trả thư tín dụng cho khách hàng đó, khách hàng đó và người có liên quan.
Số dư nghiệp vụ thư tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi có nhu cầu được cung cấp nghiệp vụ thư tín dụng thì khách hàng cần phải gửi cho ngân hàng thương mại những tài liệu nào?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 21/2024/TT-NHNN có quy định về hồ sơ đề nghị cấp tín dụng như sau:
Theo đó, nếu trường hợp khách hàng có nhu cầu được cung cấp nghiệp vụ thư tín dụng thì khách hàng phải gửi cho ngân hàng thương mại những tài liệu sau:
(1) Thông tin, tài liệu, dữ liệu chứng minh đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định tại Điều 21 Thông tư 21/2024/TT-NHNN, Điều 27 Thông tư 21/2024/TT-NHNN, Điều 31 Thông tư 21/2024/TT-NHNN, Điều 40 Thông tư 21/2024/TT-NHNN.
(2) Thông tin về người có liên quan với khách hàng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 nếu tổng mức dư nợ cấp tín dụng của khách hàng đó tại ngân hàng (bao gồm cả số tiền đang đề nghị cấp tín dụng) lớn hơn hoặc bằng 0,1% vốn tự có của ngân hàng tại thời điểm gần nhất của ngân hàng, trừ trường hợp khách hàng là tổ chức tín dụng ở nước ngoài. Trường hợp ngân hàng có vốn tự có âm, tỷ lệ trên được áp dụng trên vốn điều lệ hoặc vốn được cấp (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
Thông tin về người có liên quan gồm:
- Thông tin về người có liên quan là cá nhân, bao gồm: họ và tên, số định danh cá nhân đối với công dân Việt Nam; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp đối với người nước ngoài; mối quan hệ với khách hàng;
- Thông tin về người có liên quan là tổ chức, bao gồm: tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương, người đại diện theo pháp luật, mối quan hệ với khách hàng.
(3) Các tài liệu khác do ngân hàng hướng dẫn.
Ngân hàng thương mại phát hành nghiệp vụ thư tín dụng khi khách hàng có đủ các điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 21/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Điều kiện đối với khách hàng
1. Ngân hàng xem xét, quyết định phát hành thư tín dụng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
b) Nhu cầu mở thư tín dụng để phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;
c) Có phương án sử dụng vốn khả thi;
d) Có khả năng tài chính để thanh toán hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ.
2. Trường hợp khách hàng là người không cư trú, ngân hàng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thư tín dụng bằng ngoại tệ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này) chỉ xem xét, quyết định phát hành thư tín dụng cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phải đáp ứng một trong những yêu cầu sau:
a) Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư hoặc dưới hình thức đầu tư khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư;
b) Khách hàng bảo đảm đủ 100% giá trị thư tín dụng bằng tài sản của khách hàng gồm: Số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại chính ngân hàng phát hành hoặc khoản tiền khách hàng sẽ được thanh toán từ thư tín dụng khác do ngân hàng phát hành cho bên thụ hưởng là khách hàng;
c) Bên thụ hưởng là người cư trú.
3. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ xem xét, quyết định phát hành thư tín dụng bằng ngoại tệ cho khách hàng là người không cư trú khi khách hàng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và bên thụ hưởng là người cư trú.
Như vậy, ngân hàng thương mại sẽ xem xét, quyết định phát hành nghiệp vụ thư tín dụng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
- Nhu cầu mở thư tín dụng để phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;
- Có phương án sử dụng vốn khả thi;
- Có khả năng tài chính để thanh toán hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Con chưa thành niên đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại đâu? Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân con chưa thành niên?
- Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động?
- Mẫu đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đối với phương thức trực tiếp là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?
- Vụ thuộc Tòa án nhân dân cấp cao được quy định thế nào? Văn phòng thuộc Tòa án nhân dân cấp cao có được tổ chức công tác xét xử?
- Mức lệ phí môn bài phải nộp của chi nhánh được thành lập, cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong 6 tháng đầu năm là bao nhiêu?