Sổ ghi đầu bài là gì? Mẫu sổ ghi đầu bài cấp THCS, THPT là mẫu nào? Tải về mẫu sổ ghi đầu bài cấp THCS, THPT mới nhất?
Sổ ghi đầu bài là gì?
Sổ ghi đầu bài là sổ ghi chép được sử dụng trong các trường học, chủ yếu ở cấp THCS và THPT, nhằm theo dõi và đánh giá hoạt động của lớp học trong từng tiết học hàng ngày.
Sổ ghi đầu bài ghi lại thông tin về thời gian, môn học, tên giáo viên, số lượng học sinh có mặt và vắng mặt, nội dung giảng dạy, và đánh giá tình hình lớp học như thái độ học tập, kỷ luật của học sinh, cùng với sự tham gia học tập của cả lớp. Sổ đầu bài giúp giáo viên và ban giám hiệu quản lý, giám sát hiệu quả giảng dạy và kỷ luật của lớp.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Sổ ghi đầu bài là gì? Mẫu sổ ghi đầu bài cấp THCS, THPT là mẫu nào? Tải về mẫu sổ ghi đầu bài cấp THCS, THPT mới nhất? (Hình từ Internet)
Tải về mẫu sổ ghi đầu bài cấp THCS, THPT mới nhất?
Tham khảo mẫu sổ đầu bài năm học 2024-2025 cấp THCS, THPT dưới đây:
Sổ đầu bài
Tuần: ………………
Từ ngày: …./…../….. Đến ngày: …./…../…..
Lớp……………………….
Thứ, ngày | Tiết | Môn | Tiết CT | Học sinh vắng | Tên đầu bài, nội dụng công việc |
Thứ 2 …./…./…. | 1 | ||||
Thứ 2 …./…./…. | 2 | ||||
Thứ 2 …./…./…. | 3 | ||||
Thứ 2 …./…./…. | 4 | ||||
... | ... |
...
>> Tải về Mẫu sổ đầu bài năm học 2024-2025 cấp THCS, THPT
Lưu ý:
Sách giáo khoa, thiết bị dạy học và tài liệu tham khảo tại trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được quy định tại Điều 18 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:
- Sách giáo khoa sử dụng trong trường trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường trung học hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.
- Thiết bị dạy học sử dụng trong nhà trường thuộc danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các thiết bị dạy học khác theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông.
- Nhà trường lựa chọn, trang bị thiết bị dạy học, xuất bản phẩm tham khảo phục vụ cho hoạt động dạy học và giáo dục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sổ ghi đầu bài thuộc thuộc nhóm hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường đúng không?
Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục được quy định tại Điều 21 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:
Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục
Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường gồm:
1. Đối với nhà trường:
a) Sổ đăng bộ.
b) Học bạ học sinh.
c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học).
d) Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có).
đ) Kế hoạch giáo dục của nhà trường (theo năm học).
e) Sổ ghi đầu bài.
g) Sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
h) Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến.
i) Hồ sơ quản lý thiết bị giáo dục, thư viện.
k) Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính.
l) Hồ sơ kiểm tra, đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên.
m) Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh.
n) Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh.
o) Hồ sơ phổ cập giáo dục (đối với cấp trung học cơ sở).
2. Đối với tổ chuyên môn:
a) Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (theo năm học).
b) Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn.
3. Đối với giáo viên:
a) Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).
b) Kế hoạch bài dạy (giáo án).
c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.
d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
4. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này dạng hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử. Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Việc bảo quản hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, sổ ghi đầu bài thuộc thuộc nhóm hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Lưu ý:
Quyền, nghĩa vụ và nhiệm vụ của giáo viên được quy định tại Điều 69 Luật Giáo dục 2019 và Điều 70 Luật Giáo dục 2019 như sau:
(1) Nhiệm vụ của nhà giáo
- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
(2) Quyền của nhà giáo
- Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
- Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?