Sổ khám bệnh của quân nhân phục viên là gì và Mẫu sổ khám bệnh của quân nhân phục viên theo quy định mới nhất?
Sổ khám bệnh của quân nhân phục viên là gì và Mẫu sổ khám bệnh của quân nhân phục viên theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 107/2016/TT-BQP và Mẫu số 01/2016/KB-QNCNPV ban hành kèm theo Thông tư 107/2016/TT-BQP và quy định như sau:
Sổ khám bệnh; quản lý và sử dụng sổ khám bệnh
1. Sổ khám bệnh: Sổ khám bệnh là cơ sở pháp lý để quân nhân phục viên khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện quân y thuộc tuyến. Sổ khám bệnh được in theo Mẫu số 01/2016/KB-QNCNPV ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:
a) Sổ in khổ A5, gồm 34 trang (cả bìa).
b) Quy định in các trang bìa:
- Trang bìa 1: In tên Sổ khám bệnh của quân nhân phục viên.
- Trang bìa 34: In quy định sử dụng sổ khám bệnh của quân nhân phục viên.
c) Quy định in các trang một (từ trang 3 đến trang 32):
- Trang 3: In phần sơ yếu lý lịch.
- Từ trang 4 đến trang 32 in số thứ tự trang kẻ cột để bệnh viện ghi khi quân nhân phục viên khám bệnh, chữa bệnh.
d) Sổ khám bệnh khi cấp cho quân nhân phục viên do Giám đốc bệnh viện ký và được đóng dấu của bệnh viện tại phần giáp lai giữa các trang.
Tài Mẫu sổ khám bệnh của quân nhân phục viên theo quy định mới nhất tại đây.
Theo đó, sổ khám bệnh là cơ sở pháp lý để quân nhân phục viên khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện quân y thuộc tuyến.
Sổ khám bệnh được in theo Mẫu số 01/2016/KB-QNCNPV ban hành kèm theo Thông tư 107/2016/TT-BQP, cụ thể như sau:
- Sổ in khổ A5, gồm 34 trang (cả bìa).
- Quy định in các trang bìa:
+ Trang bìa 1: In tên Sổ khám bệnh của quân nhân phục viên.
+ Trang bìa 34: In quy định sử dụng sổ khám bệnh của quân nhân phục viên.
- Quy định in các trang một (từ trang 3 đến trang 32):
+ Trang 3: In phần sơ yếu lý lịch.
+ Từ trang 4 đến trang 32 in số thứ tự trang kẻ cột để bệnh viện ghi khi quân nhân phục viên khám bệnh, chữa bệnh.
- Sổ khám bệnh khi cấp cho quân nhân phục viên do Giám đốc bệnh viện ký và được đóng dấu của bệnh viện tại phần giáp lai giữa các trang.
Sổ khám bệnh (Hình từ Internet)
Sổ khám bệnh của quân nhân phục viên được quản lý và sử dụng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 107/2016/TT-BQP quy định cụ thể:
Sổ khám bệnh; quản lý và sử dụng sổ khám bệnh
...
2. Quản lý và sử dụng sổ khám bệnh:
a) Sổ khám bệnh do bệnh viện quân y thuộc tuyến in, cấp cho quân nhân phục viên, có thu tiền theo giá gốc tại thời Điểm in sổ;
b) Sổ khám bệnh sử dụng cho nhiều lần khám bệnh; khi sổ hết chỗ để ghi hoặc làm mất, hỏng, quân nhân phục viên được bệnh viện quân y nơi khám bệnh, chữa bệnh cấp sổ mới;
c) Quân nhân phục viên có trách nhiệm quản lý, tránh làm mất, hỏng hoặc cho người khác mượn sổ khám bệnh.
Như vậy, sổ khám bệnh của quân nhân phục viên được quản lý và sử dụng như sau:
- Sổ khám bệnh do bệnh viện quân y thuộc tuyến in, cấp cho quân nhân phục viên, có thu tiền theo giá gốc tại thời Điểm in sổ;
- Sổ khám bệnh sử dụng cho nhiều lần khám bệnh; khi sổ hết chỗ để ghi hoặc làm mất, hỏng, quân nhân phục viên được bệnh viện quân y nơi khám bệnh, chữa bệnh cấp sổ mới;
- Quân nhân phục viên có trách nhiệm quản lý, tránh làm mất, hỏng hoặc cho người khác mượn sổ khám bệnh.
Quân nhân phục viên cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì khi đi khám bệnh, chữa bệnh ở các bệnh viện quân y?
Tại Điều 4 Thông tư 107/2016/TT-BQP quy định cụ thể:
Hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh của quân nhân phục viên tại các bệnh viện quân y
1. Sổ khám bệnh do bệnh viện nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh cấp.
2. Chứng minh nhân dân.
3. Trường hợp đề nghị xét miễn viện phí, có thêm các giấy tờ sau:
a) Giấy chứng nhận thuộc diện có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc cư trú thường xuyên tại các xã thuộc vùng sâu, vùng núi cao, biên giới, hải đảo do cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và tương đương cấp hoặc giấy tờ chứng minh trong thời gian tại ngũ có từ 3 năm trở lên công tác ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên hoặc làm nghề, công việc theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
b) Hồ sơ sức khỏe hoặc giấy ra viện cũ để xác định bệnh cũ trong thời gian tại ngũ tái phát.
Theo đó, quân nhân phục viên cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau khi đi khám bệnh, chữa bệnh ở bệnh viên quân y bao gồm:
- Sổ khám bệnh do bệnh viện nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh cấp.
- Chứng minh nhân dân.
- Trường hợp đề nghị xét miễn viện phí, có thêm các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận thuộc diện có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc cư trú thường xuyên tại các xã thuộc vùng sâu, vùng núi cao, biên giới, hải đảo do cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và tương đương cấp hoặc giấy tờ chứng minh trong thời gian tại ngũ có từ 3 năm trở lên công tác ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên hoặc làm nghề, công việc theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
+ Hồ sơ sức khỏe hoặc giấy ra viện cũ để xác định bệnh cũ trong thời gian tại ngũ tái phát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?