Số lượng đại biểu dự Đại hội Đoàn cơ sở được quy định như thế nào? Thành phần đại biểu được phân loại thế nào?
Số lượng đại biểu dự Đại hội Đoàn cơ sở được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục VIII Hướng dẫn 66-HD/TWĐTN-BTC năm 2021 có nêu số lượng đại biểu dự Đại hội Đoàn các cấp thực hiện theo quy định cụ thể như sau:
Số lượng đại biểu
Số lượng đại biểu dự đại hội Đoàn các cấp thực hiện theo quy định cụ thể như sau:
1.1. Chi Đoàn cơ sở: Tổ chức Đại hội đoàn viên.
1.2. Đoàn cơ sở có dưới 120 đoàn viên: Tổ chức Đại hội đoàn viên (đối với các đơn vị đoàn viên không tập trung, công tác, sinh hoạt ở nhiều địa bàn khác nhau; các đơn vị có điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất có thể tổ chức đại hội đại biểu. Tuy nhiên, phải được sự đồng ý của Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp và số lượng đại biểu triệu tập phải trên 50% tổng số đoàn viên).
1.3. Đoàn cơ sở có từ 120 đoàn viên trở lên: Tổ chức Đại hội đại biểu, số lượng đại biểu triệu tập ít nhất 60 đại biểu; khuyến khích Đoàn cơ sở tổ chức Đại hội đoàn viên.
1.4. Cấp huyện và tương đương: Tổ chức Đại hội đại biểu, số lượng đại biểu triệu tập từ 120 đến 200 đại biểu.
Số lượng đại biểu cụ thể do Ban Chấp hành cấp triệu tập quyết định trên cơ sở ý kiến của cấp ủy và Đoàn cấp trên trực tiếp.
1.5. Cấp tỉnh: Tổ chức Đại hội đại biểu, số lượng đại biểu từ 200 đến 300 đại biểu. Riêng các đơn vị: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đoàn Bộ Công an và Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong Quân đội từ 300 đến 450 đại biểu.
* Lưu ý: Đối với các đơn vị tổ chức Hội nghị đại biểu, số lượng đại biểu không được nhiều hơn số lượng đại biểu dự đại hội của nhiệm kỳ hiện tại.
Theo đó:
- Đoàn cơ sở có dưới 120 đoàn viên: Tổ chức Đại hội đoàn viên (đối với các đơn vị đoàn viên không tập trung, công tác, sinh hoạt ở nhiều địa bàn khác nhau; các đơn vị có điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất có thể tổ chức đại hội đại biểu.
Tuy nhiên, phải được sự đồng ý của Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp và số lượng đại biểu triệu tập phải trên 50% tổng số đoàn viên).
- Đoàn cơ sở có từ 120 đoàn viên trở lên: Tổ chức Đại hội đại biểu, số lượng đại biểu triệu tập ít nhất 60 đại biểu; khuyến khích Đoàn cơ sở tổ chức Đại hội đoàn viên.
Số lượng đại biểu dự Đại hội Đoàn cơ sở được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thành phần đại biểu dự Đại hội Đoàn được phân loại thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục VIII Hướng dẫn 66-HD/TWĐTN-BTC năm 2021 thì thành phần đại biểu được quy định như sau:
- Đại biểu đương nhiên: Ủy viên Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội (không trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, kể cả kỷ luật Đảng, chính quyền, đoàn thể).
- Đại biểu do Đại hội cấp dưới bầu lên theo phân bổ của Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội.
- Đại biểu chỉ định: Chỉ chỉ định những trường hợp cần thiết và phải bảo đảm tiêu chuẩn đại biểu. Không chỉ định những người đã được bầu cử ở cấp dưới nhưng không trúng cử đại biểu chính thức hoặc dự khuyết làm đại biểu Đại hội.
Số lượng đại biểu chỉ định không quá 5% số lượng đại biểu Đại hội. Đại biểu chỉ định là thành viên của các đoàn đại biểu nơi đại biểu đó công tác hoặc do cấp triệu tập đại hội xem xét, quyết định.
- Đại biểu dự khuyết: Khi đại biểu chính thức không tham dự Đại hội, báo cáo và được Ban Thường vụ cấp triệu tập Đại hội đồng ý (trừ Ủy viên Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội) thì được cử đại biểu dự khuyết thay thế.
* Lưu ý: Những cán bộ, đoàn viên sau khi được bầu làm đại biểu nếu thôi công tác Đoàn, hoặc chuyển sang công tác, sinh hoạt Đoàn ở địa phương, đơn vị khác không thuộc Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội thì cho rút tên khỏi danh sách đoàn đại biểu.
Việc cho rút tên và bổ sung đại biểu của đoàn đại biểu cấp nào do Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ cấp triệu tập đại hội quyết định.
Thực hiện phân bổ đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên theo các cách nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục VIII Hướng dẫn 66-HD/TWĐTN-BTC năm 2021 thì căn cứ số lượng đại biểu Đại hội, Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội phân bổ số đại biểu để đơn vị đoàn cấp dưới bầu theo một trong hai cách sau:
Cách 1:
- Lấy tổng số đoàn viên hiện có (của Đoàn cấp triệu tập Đại hội) chia cho số lượng đại biểu Đại hội phân bổ cho Đoàn cấp dưới, được tỷ lệ số lượng đoàn viên trên một đại biểu.
- Căn cứ tỷ lệ số lượng đoàn viên trên một đại biểu, số lượng đoàn viên hiện có của đơn vị đoàn cấp dưới để phân bổ số lượng đại biểu cụ thể cho đơn vị đó.
Cách 2:
- Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội căn cứ số lượng đoàn viên và tính đặc thù của các đơn vị Đoàn cấp dưới, dự kiến mặt bằng số lượng đại biểu của từng đơn vị.
- Sau khi có mặt bằng số lượng đại biểu của các đơn vị trực thuộc, thì phân bổ số đại biểu còn lại cho các đơn vị theo tỷ lệ số lượng đoàn viên trên một đại biểu (như cách 1).
Cách này nên áp dụng khi các đơn vị trực thuộc chênh lệch đoàn số quá lớn, dẫn đến khả năng có những đơn vị số đại biểu được phân bổ theo cách thứ nhất quá ít thậm chí không có (vì đoàn số nhỏ hơn tỷ lệ 1 đại biểu/đoàn viên).
Trong trường hợp cụ thể này, nếu có đơn vị trực thuộc có số đoàn viên nhỏ hơn 259 thì sẽ không có đại biểu dự đại hội nếu chia theo cách thứ nhất, nhưng sẽ có 10 đại biểu nếu chia theo cách thứ hai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?