Số lượng người làm việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên cơ sở nào?
- Số lượng người làm việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên cơ sở nào?
- Nội dung chi hoạt động trợ giúp pháp lý về các khoản chi thanh toán cho cá nhân được quy định như thế nào?
- Mức chi truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào?
Số lượng người làm việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 144/2017/NĐ-CP số lượng người làm việc, cơ sở vật chất của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như sau:
Số lượng người làm việc, cơ sở vật chất của Trung tâm
1. Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, yêu cầu của công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương và theo đề xuất của Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng người làm việc của Trung tâm và bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc thích hợp cho Trung tâm.
2. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm thực hiện theo quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Trung tâm được sử dụng kinh phí nghiệp vụ để phục vụ việc thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý và các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.
Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động của Trung tâm được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Như vậy, căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, yêu cầu của công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương và theo đề xuất của Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng người làm việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc thích hợp cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Số lượng người làm việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Nội dung chi hoạt động trợ giúp pháp lý về các khoản chi thanh toán cho cá nhân được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2020/TT-BTC về nội dung chi hoạt động trợ giúp pháp lý.
Theo đó, các khoản chi thanh toán cho cá nhân bao gồm:
+ Tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, nếu có) theo quy định hiện hành;
+ Các khoản chi theo chế độ của cán bộ công chức, viên chức quy định tại Nghị định 144/2017/NĐ-CP và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định của pháp luật.
Mức chi truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 59/2020/TT-BTC thì mức chi truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý được quy định như sau:
Căn cứ nội dung, nhiệm vụ truyền thông về trợ giúp pháp lý được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và giao nhiệm vụ theo quy định, cơ quan trợ giúp pháp lý chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức, nội dung truyền thông đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Nội dung và mức chi như sau:
- Chi hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí); chi làm mới, sửa chữa băng rôn, pa nô, áp phích tuyên truyền về hoạt động trợ giúp pháp lý:
+ Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu mua sắm thường xuyên nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, đơn vị của nhà nước;
- Chi tổ chức các buổi tuyên truyền về nội dung, hoạt động trợ giúp pháp lý của Sở Tư pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, bao gồm:
+ Chi nước uống, tài liệu phục vụ buổi tuyên truyền, chi công tác phí của báo cáo viên, chi thuê loa, đài, hội trường (nếu có).
+ Mức chi thực hiện theo chế độ chi tiêu hội nghị do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định theo quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
Tóm lại, căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, yêu cầu của công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương và theo đề xuất của Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng người làm việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc thích hợp cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?