Số lượng thành viên Ban Giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc do ai có quyền quyết định?
Số lượng thành viên Ban Giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc do ai có quyền quyết định?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định Ban Giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn như sau:
Ban Giám khảo Hội thi
1. Thành phần Ban Giám khảo Hội thi (sau đây gọi là Ban Giám khảo) gồm có: Trưởng ban, Trưởng Tiểu Ban và Ủy viên, số lượng thành viên Ban Giám khảo do Trưởng Ban Tổ chức quyết định.
a) Trưởng ban: Phó Trưởng Ban Tổ chức kiêm nhiệm;
b) Trưởng Tiểu ban và Ủy viên: Bao gồm những người bảo đảm tiêu chuẩn giảng viên theo quy định hiện hành, người đã đạt giải trong Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc hoặc những người có bằng Thạc sỹ hoặc tương đương trở lên, làm công việc liên quan đến giáo dục và đào tạo, có đạo đức tốt, có kinh nghiệm và năng lực sư phạm tốt. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Tiểu ban được quy tại khoản 9 và của ủy viên giám khảo được quy định tại khoản 10 của Điều này.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, thành phần Ban Giám khảo Hội thi (sau đây gọi là Ban Giám khảo) gồm có: Trưởng ban, Trưởng Tiểu Ban và Ủy viên, số lượng thành viên Ban Giám khảo Hội thi do Trưởng Ban Tổ chức quyết định.
Số lượng thành viên Ban Giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc do ai có quyền quyết định? (Hình từ Internet)
Khi nào thành viên Ban Giám khảo Hội thi không tham gia vào tiểu ban đánh giá nội dung thi?
Căn cứ khoản 4 Điều 9 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định Ban Giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn như sau:
Ban Giám khảo Hội thi
...
2. Ban Giám khảo được tổ chức thành các tiểu Ban Giám khảo để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tiểu Ban Giám khảo; một tiểu Ban Giám khảo phải có ít nhất 03 thành viên, trong đó có Trưởng Tiểu ban và một Ủy viên kiêm Thư ký.
3. Đối với chấm thi giảng dạy, Tiểu Ban Giám khảo có 05 (năm) thành viên, trong đó có 02 (hai) thành viên có trình độ chuyên môn được đào tạo cùng lĩnh vực với nội dung chuyên môn đăng ký dự thi của giảng viên. Trong trường hợp đặc biệt, có thể tổ chức nhiều tổ hoặc nhóm giám khảo với nhiều thành viên có trình độ chuyên môn khác nhau để thực hiện nhiệm vụ.
4. Thành viên Ban Giám khảo không tham gia vào tiểu ban đánh giá nội dung thi nếu có giảng viên công tác cùng trường dự thi hoặc có người dự thi là người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) của thành viên Ban Giám khảo đó.
...
Theo đó, thành viên Ban Giám khảo Hội thi không tham gia vào tiểu ban đánh giá nội dung thi nếu có giảng viên công tác cùng trường dự thi hoặc có người dự thi là người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) của thành viên Ban Giám khảo đó.
Ban Giám khảo Hội thi có những quyền hạn gì?
Theo quy định khoản 5 Điều 9 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định Ban Giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn như sau:
Ban Giám khảo Hội thi
...
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám khảo
a) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của giám khảo trong tổ chức thi và đánh giá các nội dung thi được quy định tại Điều 16 của Điều lệ này;
b) Thực hiện các hoạt động đánh giá các nội dung thi bảo đảm tính khách quan, minh bạch, chính xác và công bằng;
c) Bảo quản, sử dụng và bàn giao đề thi, bài thi, phiếu đánh giá và các tài liệu phục vụ đánh giá nội dung thi với Ban Tổ chức hoặc Ban Thư ký; tổng hợp và bàn giao kết quả đánh giá các nội dung thi cho Ban Thư ký;
d) Giữ bí mật thông tin liên quan đến việc tổ chức thi và đánh giá các nội dung thi theo quy định của Ban Tổ chức;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác liên quan đến tổ chức, đánh giá các nội dung thi theo yêu cầu của Ban Tổ chức.
...
Như vậy, Ban Giám khảo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc có những quyền hạn và nhiệm vụ nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?