Số lượng thuyền trưởng, thuyền phó và tiêu chuẩn bằng cấp, chứng chỉ thuyền trưởng, thuyền phó của tàu cá được quy định như thế nào?
Số lượng thuyền trưởng, thuyền phó của tàu cá tối thiểu bao nhiêu người?
Liên quan đến vấn đề này, anh chị tham khảo quy định tại Điều 10 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định về thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về định biên tối thiểu của thuyền viên tàu cá như sau:
"Điều 10. Định biên an toàn tối thiểu thuyền viên tàu cá
1. Quy định về phân nhóm tàu để định biên
Căn cứ chiều dài lớn nhất của tàu cá, quy định phân nhóm tàu cá như sau:
a) Nhóm IV: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét;
b) Nhóm III: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
c) Nhóm II: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;
d) Nhóm I: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.
2. Chức danh, định biên thuyền viên an toàn tối thiểu trên tàu cá
a) Chức danh, định biên thuyền viên an toàn tối thiểu trên tàu cá:
b) Ngoài số lượng thuyền viên tối thiểu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, tùy theo đặc điểm nghề khai thác thủy sản, chủ tàu hoặc thuyền trưởng quyết định việc bổ sung số lượng thuyền viên theo chức danh trên tàu cá đảm bảo an toàn, hiệu quả."
Theo căn cứ tại khoản 1 như trên thì số lượng thuyền viên trên tàu cá tối thiểu được quy định như sau:
- Đối với nhóm IV từ 06 -<12m: Tối thiểu phải có 1 thuyền trưởng và 1 thủy thủ.
- Đối với nhóm III từ 12 -<15m: Tối thiểu phải có 1 thuyền trưởng, 1 máy trưởng và 1 thủy thủ.
- Đối với nhóm II từ 15 - <24m: Tối thiểu phải có 1 thuyền trưởng, 1 máy trưởng , 1 thợ máy và 1 thủy thủ.
- Đối với nhóm I từ 24m trở lên: Tối thiểu phải có 1 thuyền trưởng, 1 thuyền phó, 1 máy trưởng , 1 thợ máy và 2 thủy thủ.
Ngoài số lượng thuyền viên tối thiểu, tùy theo đặc điểm nghề khai thác thủy sản, chủ tàu hoặc thuyền trưởng quyết định việc bổ sung số lượng thuyền viên theo chức danh trên tàu cá đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Như vậy số lượng thuyền trưởng tối thiểu với mọi loại tàu cá là I, còn thuyền phó thì chỉ có tàu cá thuộc nhóm I từ 24m trở lên mới yêu cầu có 1 thuyền phó.
Số lượng thuyền trưởng, thuyền phó và tiêu chuẩn bằng cấp, chứng chỉ thuyền trưởng, thuyền phó của tàu cá được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn bằng cấp, chứng chỉ thuyền trưởng, thuyền phó của tàu cá được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT (Sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT) quy định như sau:
- Thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, thợ máy tàu cá phải có chứng chỉ các hạng tối thiểu theo nhóm tàu cá như sau:
Người có chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng I đủ điều kiện đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu cá hạng II và hạng III. Người có chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng II đủ điều kiện đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu cá hạng III và thuyền phó tàu cá hạng I.
Người có chứng chỉ máy trưởng tàu cá hạng I đủ điều kiện đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu cá hạng II và hạng III. Người có chứng chỉ máy trưởng tàu cá hạng II đủ điều kiện đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu cá hạng III.
Người có chứng chỉ máy trưởng tàu cá hạng I, hạng II, hạng III được đảm nhiệm chức danh thợ máy.
Như vậy chỉ có thuyền phó của tàu cá hạng I mới yêu cầu phải có chứng chỉ, ở đây là chứng chỉ thuyền trường tàu cá hạng II.
Để được cấp chứng chỉ thuyền trưởng thì người học phải đạt điều kiện gì?
Vấn đề này sẽ căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT (Sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT), cụ thể như sau:
"Điều 11. Quy định về chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng và thợ máy tàu cá
...
2. Tiêu chuẩn của học viên tham gia chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thợ máy tàu cá:
a) Tiêu chuẩn chung: Là công dân Việt Nam, có lý lịch rõ ràng, đủ 18 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với chức danh thuyền viên đăng ký bồi dưỡng; có hồ sơ hợp lệ, đóng học phí theo quy định;
b) Học viên tham gia học bồi dưỡng cấp chứng chỉ thuyền viên ở hạng nào phải hoàn thành nội dung, chương trình của hạng đó quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này."
Khi tham gia bồi dưỡng cấp chứng chỉ thuyền trưởng thì sẽ được đào tạo các nội dung quy định tại khoản 4 và khoản 5 cùng Điều này bao gồm:
- Đối với trường hợp học viên tham gia học lần đầu thì phải tham gia học đủ nội dung, số tiết học theo khung chương trình quy định tại Mục A Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
- Đối với trường hợp học viên tham gia học nâng hạng phải tham gia học các nội dung, số tiết học nâng hạng theo khung chương trình tại Mục B Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- Trên cơ sở chương trình khung quy định tại khoản 4 Điều này, cơ sở bồi dưỡng xây dựng chương trình chi tiết, giáo trình bồi dưỡng; tổ chức tuyển sinh, bồi dưỡng; thi công nhận, cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thợ máy tàu cá theo mẫu phôi chứng chỉ thống nhất tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?