Số lượng tín chỉ phải học đối với trình độ sơ cấp là bao nhiêu? Tỷ lệ giữa học tập lý thuyết và thực hành được quy định ra sao?
Số lượng tín chỉ tối thiểu phải học đối với trình độ sơ cấp là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH thì khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp bậc 1, 2 và 3 được quy định như sau:
- Bậc 1 - Sơ cấp I tối thiểu là 05 tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 3 mô - đun và thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ chuẩn đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
- Bậc 2 - Sơ cấp II tối thiểu là 15 tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 9 mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
- Bậc 3 - Sơ cấp III tối thiểu là 25 tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 15 mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
Như vậy, tùy theo từng bậc sơ cấp mà số lượng tín chỉ khi học tập trình độ sơ cấp sẽ khác nhau, cụ thể nếu là Sơ cấp I thì phải học tối thiểu 05 tín chỉ, Sơ cấp II tối thiểu là 15 tín chỉ và Sơ cấp III tối thiểu là 25 tín chỉ.
Khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp
Tỷ lệ giữa học tập lý thuyết và thực hành được quy định ra sao?
Tại Điều 4 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định về khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp như sau:
Khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp
1. Khối lượng học tập tối thiểu đối với bậc 1, 2 và 3 trình độ sơ cấp
a) Bậc 1 - Sơ cấp I tối thiểu là 5 (năm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 3 (ba) mô - đun và thời gian thực học tối thiểu là 300 (ba trăm) giờ chuẩn đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
b) Bậc 2 - Sơ cấp II tối thiểu là 15 (mười lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 9 (chín) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
c) Bậc 3 - Sơ cấp III tối thiểu là 25 (hai mươi lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 15 (mười lăm) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
2. Khối lượng học tập lý thuyết và học tập thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm tối đa 25%; thực hành chiếm tối thiểu 75%.
Theo đó, khối lượng học tập lý thuyết và học tập thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ:
- Lý thuyết chiếm tối đa 25%;
- Thực hành chiếm tối thiểu 75%.
Nội dung, cấu trúc của chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đáp ứng được những yêu cầu nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung, cấu trúc của chương trình, giáo trình đào tạo cụ thể như sau:
(1) Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo
Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo các nội dung sau:
- Tên nghề đào tạo; mã nghề;
- Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào;
- Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo;
- Danh mục số lượng, thời lượng các mô - đun, tín chỉ;
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm;
- Thời gian khóa học, bao gồm: tổng thời gian toàn khóa, thời gian thực học, thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập, thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc mô - đun, tín chỉ, khóa học; trong đó thời gian thực hành, thực tập tối thiểu chiếm từ 70% thời gian thực học.
- Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp;
- Phương pháp và thang điểm đánh giá;
- Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.
(2) Nội dung và cấu trúc của giáo trình đào tạo
Nội dung và cấu trúc của giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo các nội dung sau:
- Thông tin chung của giáo trình (tên mô - đun, tín chỉ, tên nghề đào tạo, trình độ đào tạo; tuyên bố bản quyền; lời giới thiệu; mục lục;...);
- Mã mô - đun, tín chỉ, vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò; mục tiêu của giáo trình mô - đun;
- Nội dung của giáo trình mô - đun, tín chỉ; tên bài/chương; mã bài/chương; giới thiệu bài/chương; mục tiêu bài/chương; nội dung kiến thức, kỹ năng của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương (gồm: kiến thức, kỹ năng và quy trình, cách thức thực hiện công việc; các bản vẽ, hình vẽ, bài tập, những điểm cần ghi nhớ);
- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc bài/chương và kết thúc mô - đun, tín chỉ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?