Số lượng và vị trí của các tác nhân gây bệnh trên dụng cụ có ảnh hưởng gì đến quá trình khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ?

Tôi muốn biết quá trình khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ trong y tế có vai trò gì đối với việc điều trị bệnh nhân? Vậy có những yếu tố nào tác động đến quá trình khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ? Số lượng và vị trí của các tác nhân gây bệnh trên dụng cụ có ảnh hưởng gì không? Các hóa chất khử khuẩn có tác động như thế nào?

Quá trình khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ trong y tế có vai trò gì đối với việc điều trị bệnh nhân?

Tại tiểu mục 1.1 Mục I Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2012 có hướng dẫn về tầm quan trọng của xử lý dụng cụ như sau:

- Tái sử dụng các dụng cụ (DC) trong chăm sóc và điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) là một việc làm thường quy trong các bệnh viện ở Việt Nam. Quá trình tái sử dụng này nếu không được tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu làm sạch đến khâu khử khuẩn tiệt khuẩn đúng, có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến chất lượng thăm khám và điều trị người bệnh của bệnh viện.

- Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những báo cáo về các vụ dịch liên quan đến vấn đề xử lý DC không tốt như: tại Mỹ trong một giám sát về nội soi đường tiêu hóa, từ năm 1974 – 2001, đã báo cáo có 36 vụ dịch gây NKBV mà nguyên nhân là do không tuân thủ quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn.

- Một báo cáo khác của Esel D, J Hosp Infect (2002) trên những người bệnh phẫu thuật tim, sau phẫu thuật tim một vụ dịch đã xảy ra, dẫn đến 5 người bệnh tử vong, 17 người bệnh bị nhiễm khuẩn bệnh viện, và nguyên nhân là do chất lượng lò hấp tiệt khuẩnđã không được kiểm soát và bảo đảm, dẫn đến các DC không được tiệt khuẩn như yêu cầu.

- Các nước trên thế giới, cũng như các nước trong khu vực Châu Á đang đứng trước thách thức do nhiều tác nhân gây bệnh nhiễm trùng mới xuất hiện như cúm gà, lao đa kháng thuốc, các vi khuẩn siêu kháng thuốc, bệnh Bò điên (Prion) và những vũ khí sinh học khác.

- Do vậy việc cập nhật kiến thức, xử lý DC đúng là một yêu cầu cấp thiết, nhất là ở Việt Nam, khi việc tái sử dụng DC còn rất phổ biến.

- Vì vậy sự ban hành một hướng dẫn thống nhất trong toàn quốc về xử lý DC tái sử dụng là hết sức quan trọng, giúp hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ sai sót, bảo đảm an toàn cho người bệnh và chất lượng điều trị của người thầy thuốc.

Số lượng và vị trí của các tác nhân gây bệnh trên dụng cụ có ảnh hưởng gì đến quá trình khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ?

Số lượng và vị trí của các tác nhân gây bệnh trên dụng cụ có ảnh hưởng gì đến quá trình khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ?

Số lượng và vị trí của các tác nhân gây bệnh trên dụng cụ có ảnh hưởng gì đến quá trình khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ? (Hình từ Internet)

Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục II Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2012, sự ảnh hưởng của số lượng và vị trí của các tác nhân gây bệnh trên dụng cụ có ảnh hưởng đến quá trình khử khuẩn như sau:

Số lượng và vị trí của tác nhân gây bệnh trên dụng cụ

Việc tiêu diệt vi khuẩn có trên các DC phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn có trên DC và thời gian khử khuẩn. Trong điều kiện chuẩn khi đặt các thử nghiệm kiểm tra khả năng diệt khuẩn khi hấp tiệt khuẩn cho thấy trong vòng 30 phút tiêu diệt được 10 bào tử B. atrophaeus (dạng Bacillus subtilis).

Nhưng trong 3 giờ có thể diệt được 100 000 Bacillus atrophaeus. Do vậy việc làm sạch DC sau khi sử dụng và trước khi thực hiện khử khuẩn và tiệt khuẩn là hết sức cần thiết, làm giảm số lượng tác nhân gây bệnh, giúp rút ngắn quá trình khử khuẩn và tiệt khuẩn đồng thời bảo đảm chất lượng khử khuẩn, tiệt khuẩn tối ưu.

Cụ thể là cần phải thực hiện một cách tỉ mỉ việc làm sạch với tất cả các loại DC, đặc biệt với những DC có khe, kẽ, nòng, khớp nối, và nhiều kênh như DC nội soi. Những dụng cụ này khi khử khuẩn phải được ngâm ngập và cọ rửa, xịt khô theo khuyến cáo của nhà sản xuất trước khi đóng gói hấp tiệt khuẩn.

Các hóa chất khử khuẩn có tác động như thế nào đến quá trình khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ?

Căn cứ các quy định tại tiểu mục 2.2 và tiểu mục 2.3 Mục II Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2012 liên quan đến hóa chất khử khuẩn cụ thể như sau:

(1) Khả năng bất hoạt các vi khuẩn của hóa chất khử khuẩn

Có rất nhiều tác nhân gây bệnh kháng với chính những hóa chất khử khuẩn và tiệt khuẩn dùng để tiêu diệt chúng. Cơ chế đề kháng của chúng với hóa chất khử khuẩn khác nhau. Do vậy, cần phải chú ý chọn lựa hóa chất không bị bất hoạt bởi các vi khuẩn cũng như ít bị đề kháng nhất để khử khuẩn, tiệt khuẩn. Việc chọn lựa một hóa chất phải tính đến cả một chu trình tiệt khuẩn, thời gian tiếp xúc của hóa chất có thể tiêu diệt được hầu hết các tác nhân gây bệnh là một việc làm cần thiết ở mỗi cơ sở KBCB.

(2) Nồng độ và hiệu quả của hóa chất khử khuẩn

Trong điều kiện chuẩn để thực hiện khử khuẩn, các hóa chất khử khuẩn muốn gia tăng mức tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà mình mong muốn đạt được, đều phải tính đến thời gian tiếp xúc với hóa chất. Khi muốn tiêu diệt được 104 M. tuberculosis trong 5 phút, cần phải sử dụng cồn isopropyl 70%. Trong khi đó nếu dùng phenolic phải mất đến 2- 3 giờ tiếp xúc.

Như vậy, đối với quá trình khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ sử dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp luật hiện hành quy định rõ vai trò cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ, cụ thể như quy định nêu trên.

Khử khuẩn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các dụng cụ nha khoa được xử lý khử khuẩn có bắt buộc phải khử khuẩn ngay sau khi sử dụng hay không?
Pháp luật
Biện pháp khử khuẩn ở mức độ cao được áp dụng đối với dụng cụ nào? Dụng cụ tiếp xúc với da nguyên vẹn có thể áp dụng biện pháp khử khuẩn ở mức độ nào?
Pháp luật
Dụng cụ được khử khuẩn tiệt khuẩn bằng phương pháp làm sạch cần thực hiện trong giai đoạn nào của quá trình khử khuẩn?
Pháp luật
Số lượng và vị trí của các tác nhân gây bệnh trên dụng cụ có ảnh hưởng gì đến quá trình khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ?
Pháp luật
Các tác nhân gây bệnh đường hô hấp có thể bắt nguồn từ những dụng cụ không được khử khuẩn hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khử khuẩn
1,354 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khử khuẩn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khử khuẩn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào