Sổ lý lịch tư pháp có phải đóng dấu giáp lai không? Trường hợp có sai sót về nội dung trong sổ lý lịch tư pháp thì làm thế nào?
Sổ lý lịch tư pháp có phải đóng dấu giáp lai không?
Sổ lý lịch tư pháp được quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 13/2011/TT-BTP (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Thông tư 16/2013/TT-BTP) như sau:
Sử dụng và bảo quản sổ lý lịch tư pháp
...
3. Việc ghi chép, lưu trữ và bảo vệ sổ lý lịch tư pháp bằng văn bản giấy được thực hiện như sau:
...
c) Sổ lý lịch tư pháp phải được đóng dấu giáp lai giữa các trang. Khi sử dụng hết sổ lý lịch tư pháp thì thực hiện việc khóa sổ. Khi khóa sổ lý lịch tư pháp thì phải ghi rõ vào trang cuối tổng số trang và tổng số trường hợp đã được ghi trong sổ. Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp ký xác nhận và được đóng dấu của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp;
d) Bìa sổ phải sử dụng loại giấy bìa cứng, chất lượng giấy tốt. Sổ lý lịch tư pháp phải được lưu trữ, bảo quản để sử dụng lâu dài, phục vụ cho hoạt động quản lý lý lịch tư pháp;
đ) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp bảo vệ phòng, chống côn trùng, nấm mốc, khử a xít và các tác nhân khác gây hư hỏng sổ lý lịch tư pháp.
4. Thông tin về thay đổi, cải chính hộ tịch, giấy chứng tử được ghi vào sổ tiếp nhận riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư số 06/2013/TT-BTP bao gồm những nội dung sau: số thứ tự, ngày tiếp nhận, cơ quan cung cấp, số ký hiệu văn bản, họ và tên, loại thông tin và người tiếp nhận.
Như vậy, theo quy định, sổ lý lịch tư pháp phải được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
Khi sử dụng hết sổ lý lịch tư pháp thì thực hiện việc khóa sổ.
Khi khóa sổ lý lịch tư pháp thì phải ghi rõ vào trang cuối tổng số trang và tổng số trường hợp đã được ghi trong sổ.
Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp ký xác nhận và được đóng dấu của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
Sổ lý lịch tư pháp có phải đóng dấu giáp lai không? (Hình từ Internet)
Các thông tin trong sổ lý lịch tư pháp phải đảm bảo yêu cầu gì?
Các thông tin trong sổ lý lịch tư pháp được quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 13/2011/TT-BTP (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Thông tư 16/2013/TT-BTP) như sau:
Sử dụng và bảo quản sổ lý lịch tư pháp
1. Các thông tin trong sổ lý lịch tư pháp phải được cập nhật liên tục, không bỏ trống. Số thứ tự trong sổ phải liên tục đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm, bắt đầu từ số 01.
2. Việc cập nhật, lưu trữ và bảo vệ sổ lý lịch tư pháp dưới dạng điện tử được thực hiện như sau:
a) Số thứ tự trong sổ lý lịch tư pháp dưới dạng điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp lưu trữ, bảo vệ đối với sổ lý lịch tư pháp dưới dạng điện tử theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP và Mục 3 Chương II Thông tư số 06/2013/TT-BTP.
...
Như vậy, theo quy định, các thông tin trong sổ lý lịch tư pháp phải được cập nhật liên tục, không bỏ trống.
Số thứ tự trong sổ phải liên tục đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm, bắt đầu từ số 01.
Trường hợp có sai sót về nội dung trong sổ lý lịch tư pháp thì làm thế nào?
Trường hợp có sai sót về nội dung trong sổ lý lịch tư pháp được quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 13/2011/TT-BTP như sau:
Quy định chung về ghi chép, sửa chữa, đính chính thông tin trong biểu mẫu, sổ lý lịch tư pháp
1. Nội dung ghi trong các biểu mẫu và sổ lý lịch tư pháp phải chính xác, rõ ràng, viết cùng một loại mực, màu đen, không tẩy xóa.
2. Trường hợp có sai sót khi ghi chép hoặc in ấn nội dung trong Phiếu lý lịch tư pháp thì hủy bỏ và ghi lại hoặc in ấn lại Phiếu lý lịch tư pháp đó.
3. Trường hợp sửa chữa, đính chính nội dung trong Lý lịch tư pháp phải được sự phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền. Sau khi được phê duyệt, cán bộ được giao nhiệm vụ cập nhật, xử lý thông tin tiến hành gạch bỏ phần sai sót, ghi rõ nội dung đã sửa chữa, đính chính, ký và ghi rõ họ tên người sửa chữa, đính chính vào cột “người cập nhật”.
Trường hợp có sai sót về nội dung trong sổ lý lịch tư pháp thì phải gạch bỏ phần sai sót, ghi rõ nội dung đã sửa chữa vào phần ghi chú, ký, ghi rõ họ tên người đã sửa chữa và có xác nhận của người phụ trách bộ phận đó.
4. Nghiêm cấm việc tự ý tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung làm sai lệch nội dung thông tin đã ghi trong biểu mẫu và sổ lý lịch tư pháp.
Như vậy, theo quy định, trường hợp có sai sót về nội dung trong sổ lý lịch tư pháp thì phải gạch bỏ phần sai sót, ghi rõ nội dung đã sửa chữa vào phần ghi chú, ký, ghi rõ họ tên người đã sửa chữa và có xác nhận của người phụ trách bộ phận đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?