Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh là gì? Một số lưu ý khi sử dụng Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh? Hướng dẫn ghi sổ?
Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh là gì? Mẫu sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh?
Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh là gì?
Theo quy định tại Mẫu số S51-DN Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC - Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh thì:
Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh là sổ dùng để ghi chép số hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp theo từng nội dung:
- Vốn góp ban đầu,
- Thặng dư vốn trong quá trình hoạt động và
- Vốn được bổ sung từ nguồn khác (Tài trợ, viện trợ (nếu có)…).
Mẫu sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh?
Mẫu sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh là Mẫu số S51-DN Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Tải về Mẫu sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh/ Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn chủ sở hữu.
Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh là gì? Mẫu sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn ghi Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh?
Hướng dẫn ghi Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh được hướng dẫn tại Mẫu số S51-DN Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC - Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh, cụ thể như sau:
Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh này dùng để theo dõi toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp từ khi bắt đầu thành lập cho đến khi giải thể, phá sản.
Căn cứ ghi Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh là các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ góp vốn, mua bán cổ phiếu và tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh khác.
Cột A: Ghi ngày tháng ghi sổ.
Cột B, C: Ghi ngày, tháng và số hiệu của chứng từ dùng để ghi sổ.
Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
- Cột 1: Ghi số vốn góp ban đầu bị giảm do thu hồi cổ phiếu huỷ bỏ, các thành viên rút vốn và các nguyên nhân khác.
- Cột 2: Ghi số thặng dư vốn giảm do bán cổ phiếu mua lại thấp hơn giá mua lại.
- Cột 3: Ghi số vốn khác giảm.
- Cột 4: Ghi số vốn kinh doanh tăng do các thành viên góp vốn, cổ đông mua cổ phiếu (Ghi theo mệnh giá) hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ vốn vào kinh doanh.
- Cột 5: Ghi số chênh lệch giữa giá bán thực tế cổ phiếu lớn hơn mệnh giá cổ phiếu.
Cột 6: Ghi số vốn kinh doanh tăng do được tài trợ, viện trợ không hoàn lại và các khoản tăng vốn khác.
Cuối tháng cộng sổ tính ra tổng số phát sinh tăng, phát sinh giảm và số dư cuối tháng để ghi vào cột phù hợp với từng loại nguồn vốn.
Một số lưu ý khi sử dụng Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh?
(i) Lưu ý về đối tượng được áp dụng mẫu Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh/ Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn chủ sở hữu - Mẫu số S51-DN Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Đối chiếu với quy định tại Điều 1 Thông tư 200/2014/TT-BTC về đối tượng áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC thì:
Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
(ii) Lưu ý khi sử dụng Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh/ Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn chủ sở hữu - Mẫu số S51-DN Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Căn cứ tại Điều 122 Thông tư 200/2014/TT-BTC về sổ kế toán:
Theo đó:
- Doanh nghiệp được tự xây dựng mẫu Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu.
Trường hợp không tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán, doanh nghiệp có thể áp dụng Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh - Mẫu số S51-DN Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.
- Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp được tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về các giao dịch phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.
Trường hợp không tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức sổ kế toán được hướng dẫn trong phụ lục số 4 Thông tư này để lập Báo cáo tài chính nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán. Doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật kế toán 2015, Nghị định 129/2004/NĐ-CP (đã hết hiệu lực và được thay thể bởi Nghị định 174/2016/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?