Số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của nhà chung cư được xác định như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của nhà chung cư được xác định như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Mức phí bảo hiểm trong trường hợp tổng số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của nhà chung cư dưới 1.000 tỷ đồng là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cháy nổ đối với máy móc của thiết bị điện bị thiệt hại trong trường hợp nào?
Số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của nhà chung cư được xác định như thế nào theo quy định của pháp luật?
Số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của nhà chung cư được xác định theo quy định tại Điều 24 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, nội dung như sau:
Số tiền bảo hiểm tối thiểu
1. Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận như sau:
a) Đối với các tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
b) Đối với các tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, nội dung như sau:
Đối tượng bảo hiểm
1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:
a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
...
Như vậy, số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của nhà chung cư được xác định như sau:
- Nếu xác định được giá thị trường, số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tối thiểu bằng giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của nhà chung cư tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Nếu không xác định được giá thị trường, số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là giá trị tính thành tiền nhà ở theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của nhà chung cư tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc (Hình từ Internet)
Mức phí bảo hiểm trong trường hợp tổng số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của nhà chung cư dưới 1.000 tỷ đồng là bao nhiêu?
Mức phí bảo hiểm trong trường hợp tổng số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của nhà chung cư dưới 1.000 tỷ đồng là bao nhiêu phải căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, như sau:
Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm
1. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục II và khoản 1 Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.
Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Mục 1 Phụ lục II về Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP có quy định về mức phí bảo hiểm của Nhà chung cư.
Như vậy, mức phí bảo hiểm trong trường hợp tổng số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của nhà chung cư dưới 1.000 tỷ đồng xác định tương ứng với từng trường hợp như sau:
- Tỷ lệ mức phí bảo hiểm là 0,05%/năm khi có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler).
- Tỷ lệ mức phí bảo hiểm là 0,1%/năm khi không có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler)
Doanh nghiệp được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cháy nổ đối với máy móc của thiết bị điện bị thiệt hại trong trường hợp nào?
Doanh nghiệp được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cháy nổ đối với máy móc của thiết bị điện bị thiệt hại trong trường hợp tại điểm g khoản 2 Điều 25 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, nội dung như sau:
Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
...
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy (trừ cơ sở hạt nhân): Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
...
g) Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do chịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.
...
Như vậy, doanh nghiệp được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cháy nổ đối với máy móc của thiết bị điện bị thiệt hại trong trường hợp việc thiệt hại này do chịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?