Số tiền thu được từ xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước do cơ quan nào làm chủ tài khoản?
- Số tiền thu được từ xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước do cơ quan nào làm chủ tài khoản?
- Hồ sơ đề nghị thanh toán các khoản chi phí xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng gồm những gì?
- Trường hợp số tiền thu được việc xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng không đủ bù đắp chi phí thì xử lý như thế nào?
Số tiền thu được từ xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước do cơ quan nào làm chủ tài khoản?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 44 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Quản lý, sử dụng tiền thu được từ xử lý tài sản
1. Toàn bộ số tiền thu được từ xử lý tài sản được mua sắm, đầu tư từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước hoặc được xác lập sở hữu toàn dân được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước do cơ quan sau đây làm chủ tài khoản:
a) Cục Tài chính đối với tài sản công, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng quyết định xử lý quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này và tài sản là nhà, tài sản khác gắn liền với đất do Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định xử lý quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này;
b) Sở Tài chính (nơi cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xử lý tài sản đóng trên địa bàn) đối với tài sản công do Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định xử lý quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này.
...
Như vậy toàn bộ số tiền thu được từ xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được mua sắm, đầu tư từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước hoặc được xác lập sở hữu toàn dân được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước do cơ quan sau đây làm chủ tài khoản:
- Cục Tài chính đối với tài sản công, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng quyết định xử lý quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này và tài sản là nhà, tài sản khác gắn liền với đất do Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định xử lý quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này;
- Sở Tài chính (nơi cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xử lý tài sản đóng trên địa bàn) đối với tài sản công do Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định xử lý quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này.
Tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị thanh toán các khoản chi phí xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng gồm những gì?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 44 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Quản lý, sử dụng tiền thu được từ xử lý tài sản
...
2. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp tiền vào tài khoản tạm giữ, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh toán gửi chủ tài khoản tạm giữ để chi trả chi phí xử lý tài sản. Chỉ huy cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của khoản chi đề nghị thanh toán. Hồ sơ đề nghị thanh toán gồm:
Văn bản đề nghị thanh toán của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (trường hợp gửi Cục Tài chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này), cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản (trường hợp gửi Sở Tài chính nơi đơn vị đóng quân theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này); trong đó nêu rõ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản, tổng chi phí xử lý tài sản, thông tin về tài khoản tiếp nhận thanh toán kèm theo bảng kê chi tiết các khoản chi: 01 bản chính;
Quyết định loại khỏi biên chế, xử lý tài sản của cấp có thẩm quyền: 01 bản sao;
Hồ sơ, giấy tờ chứng minh các khoản chi như: Dự toán chi được duyệt; Hợp đồng thuê dịch vụ thẩm định giá, đấu giá, phá dỡ; hóa đơn, phiếu thu tiền (nếu có): 01 bản sao;
Quá thời hạn trên, cơ quan, đơn vị không gửi hồ sơ đề nghị thanh toán, thì coi như không có chi phí xử lý, chủ tài khoản tạm giữ thực hiện nộp toàn bộ số tiền thu được vào ngân sách nhà nước theo quy định tại điểm c khoản này.
...
Như vậy hồ sơ đề nghị thanh toán các khoản chi phí xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng gồm:
Văn bản đề nghị thanh toán trong đó nêu rõ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản, tổng chi phí xử lý tài sản, thông tin về tài khoản tiếp nhận thanh toán kèm theo bảng kê chi tiết các khoản chi: 01 bản chính;
Quyết định loại khỏi biên chế, xử lý tài sản của cấp có thẩm quyền: 01 bản sao;
Hồ sơ, giấy tờ chứng minh các khoản chi như: Dự toán chi được duyệt; Hợp đồng thuê dịch vụ thẩm định giá, đấu giá, phá dỡ; hóa đơn, phiếu thu tiền (nếu có): 01 bản sao;
Trường hợp số tiền thu được việc xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng không đủ bù đắp chi phí thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo điểm h khoản 2 Điều 44 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Quản lý, sử dụng tiền thu được từ xử lý tài sản
...
2. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản
...
h) Trường hợp số tiền thu được từ bán vật phẩm thu hồi không đủ bù đắp chi phí hoặc không có thu, Bộ Quốc phòng sẽ giao dự toán ngân sách để cơ quan, đơn vị quyết toán chi ngân sách phần còn thiếu theo quy định.
Như vậy trường hợp số tiền thu được việc xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng không đủ bù đắp chi phí thì Bộ Quốc phòng sẽ giao dự toán ngân sách để cơ quan, đơn vị quyết toán chi ngân sách phần còn thiếu theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?