Số tiền thu từ chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có nộp ngân sách nhà nước không?
- Số tiền thu từ chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có nộp ngân sách nhà nước không?
- Dựa vào cơ sở nào để xây dựng cơ cấu vốn điều lệ trong phương án chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?
- Đối tượng nào có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?
Số tiền thu từ chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có nộp ngân sách nhà nước không?
Đối chiếu với quy định tại Điều 38 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về việc quản lý và sử dụng tiền thu từ chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Theo đó, số tiền thu từ chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải được nộp về ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Chính phủ trong trường hợp đã tiến hành trừ các chi phí sau:
- Chi phí chuyển đổi doanh nghiệp;
- Chi phí thực hiện chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý.
Số tiền thu từ chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có nộp ngân sách nhà nước không? (Hình từ Internet)
Dựa vào cơ sở nào để xây dựng cơ cấu vốn điều lệ trong phương án chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?
Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về nội dung Phương án chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Theo đó, một trong những nội dung quan trọng trong phương án chuyển đổi đó chính là việc cơ cấu vốn điều lệ, giá khởi điểm và phương thức chuyển nhượng phần vốn.
Vậy cơ sở để xây dựng cơ cấu vốn điều lệ, giá khởi điểm và phương thức chuyển nhượng phần vốn trong phương án chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là việc:
- Căn cứ quy mô, tính chất ngành nghề kinh doanh và yêu cầu phát triển doanh nghiệp, xác định cụ thể phần vốn nhà đầu tư phải đặt mua tối thiểu để đảm bảo số lượng thành viên không quá 50 thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Bởi, theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
Lưu ý: Quy định mức đặt mua tối thiểu trong phương án chuyển đổi, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
Ngoài ra, phương án chuyển đổi còn bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Thực trạng của doanh nghiệp ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
- Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp và những vấn đề cần tiếp tục xử lý.
- Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư nhận chuyển nhượng phần vốn Nhà nước liên quan đến ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp, công nghệ và thị trường.
- Mức vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành.
- Phương án sắp xếp lại lao động đang quản lý.
- Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3-5 năm tiếp theo.
- Phương án sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối tượng nào có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì đối tượng nào có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là:
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Lưu ý: về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Trong đó hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng được thay bằng quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau khi bán phần vốn nhà nước, quyết định cử người đại diện phần vốn nhà nước của cơ quan đại diện chủ sở hữu (nếu có).
Ngoài ra, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ còn có một số những trách nhiệm thực hiện chuyển đổi như sau:
- Chủ động thực hiện chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để xây dựng Phương án chuyển đổi; tổ chức xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định hoặc phê duyệt theo thẩm quyền các nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 Nghị định 23/2022/NĐ-CP (đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ thành lập) hoặc điểm a khoản 2 Điều 36 Nghị định 23/2022/NĐ-CP (đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập hoặc được giao quản lý).
- Ký hợp đồng thuê tư vấn định giá doanh nghiệp, tổ chức bán đấu giá phần vốn nhà nước theo ủy quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu;
- Tổ chức thực hiện Phương án và hoàn tất chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?