Sổ tiết kiệm được chuyển quyền sở hữu tối đa bao nhiêu lần? Có được dùng sổ tiết kiệm là tài sản bảo đảm không?
Sổ tiết kiệm được chuyển quyền sở hữu tối đa bao nhiêu lần?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định:
Chuyển giao quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm
Tổ chức tín dụng hướng dẫn người gửi tiền thực hiện giao dịch chuyển giao quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan. Trừ trường hợp chuyển giao quyền sở hữu theo thừa kế, đối tượng nhận chuyển giao quyền sở hữu phải đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
Theo quy định hiện hành thì chưa thấy quy định đề cập giới hạn cụ thể số lần chuyển giao quyền sở hữu đối với tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, trên thực tế một số ngân hàng có những quy định, quy chế riêng. Bạn đang thực hiện giao dịch với ngân hàng nào thì có thể liên hệ ngân hàng đó để được hỗ trợ thông tin chính xác nhất.
Có được dùng sổ tiết kiệm là tài sản bảo đảm không?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định:
Sử dụng tiền gửi tiết kiệm làm tài sản bảo đảm
Tiền gửi tiết kiệm được sử dụng để làm tài sản bảo đảm theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Theo quy định trên thì tiền gửi tiết kiệm được sử dụng làm tài sản bảo đảm.
Sổ tiết kiệm (Hình từ Internet)
Sổ tiết kiệm bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Thẻ tiết kiệm
1. Thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm (sau đây gọi chung là Thẻ tiết kiệm) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.
2. Nội dung Thẻ tiết kiệm
a) Thẻ tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung sau:
(i) Tên tổ chức tín dụng, con dấu; Họ tên, chữ ký của giao dịch viên và của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng;
(ii) Họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền hoặc của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung) và thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật;
(iii) Số Thẻ tiết kiệm; số tiền; đồng tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); thời hạn gửi tiền; lãi suất; phương thức trả lãi;
(iv) Biện pháp để người gửi tiền, tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm;
(v) Xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm;
b) Ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản này, Thẻ tiết kiệm có thể có các nội dung khác theo quy định của tổ chức tín dụng.
Như vậy, sổ tiết kiệm (theo quy định pháp luật thì được gọi là Thẻ tiết kiệm) phải có tối thiểu các nội dung sau đây:
1) Tên tổ chức tín dụng, con dấu; Họ tên, chữ ký của giao dịch viên và của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng;
2) Họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền hoặc của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung) và thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật;
3) Số Thẻ tiết kiệm; số tiền; đồng tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); thời hạn gửi tiền; lãi suất; phương thức trả lãi;
4) Biện pháp để người gửi tiền, tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm;
5) Xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm;
Ngoài các nội dung quy định nêu trên, sổ tiết kiệm có thể có các nội dung khác theo quy định của tổ chức tín dụng.
Các trường hợp rủi ro đối với sổ tiết kiệm được xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Xử lý các trường hợp rủi ro
Tổ chức tín dụng hướng dẫn việc xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm và các trường hợp rủi ro khác đối với tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan, mô hình quản lý, đặc điểm, điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền.
Theo đó, tổ chức tín dụng hướng dẫn việc xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm và các trường hợp rủi ro khác đối với tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan, mô hình quản lý, đặc điểm, điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?