Sống ở nước ngoài lâu năm có được làm thẻ căn cước ở Việt Nam không? Nếu có thì làm thẻ căn cước ở đâu?
Sống ở nước ngoài lâu năm có được làm thẻ căn cước ở Việt Nam không? Nếu có thì làm thẻ căn cước ở đâu?
Theo Điều 19 Luật Căn cước 2023 quy định về người được cấp thẻ căn cước như sau:
Người được cấp thẻ căn cước
1. Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
3. Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.
Như vậy, người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam không phân biệt là sinh sống trong nước hay ngoài nước. Do đó, dù sống ở nước ngoài lâu năm nhưng nếu là công dân Việt Nam thì vẫn được cấp thẻ căn cước.
Theo Điều 27 Luật Căn cước 2023 người sống ở nước ngoài lâu năm có thể làm thẻ căn cước ở những nơi sau:
Nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước
1. Cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú.
2. Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định.
3. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý căn cước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân.
Như vậy, có thể làm căn cước ở cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú (nếu có nơi cư trú ở Việt Nam).
- Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định.
- Trong trường hợp cần thiết tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân. (nếu công dân có chỗ ở tại Việt Nam).
Sống ở nước ngoài lâu năm có được làm thẻ căn cước ở Việt Nam không? Nếu có thì làm thẻ căn cước ở đâu? (hình từ internet)
Sống ở nước ngoài lâu năm không có nơi cư trú thì thông tin cư trú trên thẻ căn cước được xác định như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 17/2024/TT-BCA quy định về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước đối với thông tin về nơi cư trú như sau:
Nội dung thể hiện trên thẻ căn cước đối với thông tin về nơi cư trú
1. Thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước là thông tin nơi thường trú của người được cấp thẻ căn cước.
2. Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước không có nơi thường trú nhưng có nơi tạm trú thì thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước là thông tin nơi tạm trú của người được cấp thẻ.
3. Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước không có nơi thường trú, nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thì thông tin nơi cư trú thể hiện trên thẻ căn cước là thông tin nơi ở hiện tại của người được cấp thẻ.
4. Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước không có thông tin về nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc khai báo thông tin về cư trú. Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, không có nơi cư trú tại Việt Nam thì thông tin về nơi cư trú trên thẻ căn cước thể hiện là địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ phiên âm bằng tiếng Việt).
Như vậy, công dân Việt Nam sống ở nước ngoài lâu năm (định cư ở nước ngoài) không có nơi cư trú tại Việt Nam thì thông tin về nơi cư trú trên thẻ căn cước thể hiện là địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ phiên âm bằng tiếng Việt).
Nội dung in trên thẻ căn cước là gì?
Theo Điều 18 Luật Căn cước 2023 quy định về thông tin được in trên thẻ căn cước bao gồm:
- Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”;
- Dòng chữ “CĂN CƯỚC”;
- Ảnh khuôn mặt;
- Số định danh cá nhân;
- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Nơi đăng ký khai sinh;
- Quốc tịch;
- Nơi cư trú;
- Ngày, tháng, năm cấp thẻ; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng;
- Nơi cấp: Bộ Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?