Sự cố an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm được phân loại thành những mức độ nào? Việc phòng ngừa sự cố an toàn sinh học được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến sự cố an toàn sinh học. Cho tôi hỏi sự cố an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm được phân loại thành những mức độ nào? Việc phòng ngừa sự cố an toàn sinh học được quy định thế nào? Câu hỏi của chị Ngọc Hoa ở Bình Dương.

Sự cố an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm được phân loại thành những mức độ nào?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 103/2016/NĐ-CP quy định về mức độ sự cố an toàn sinh học như sau:

Mức độ sự cố an toàn sinh học
1. Sự cố an toàn sinh học là tình trạng có lỗi về thao tác kỹ thuật hoặc tính năng của thiết bị an toàn trong phòng xét nghiệm, gây ra rò rỉ, phát tán vi sinh vật trong phòng xét nghiệm hoặc từ phòng xét nghiệm ra bên ngoài.
2. Các mức độ sự cố an toàn sinh học bao gồm:
a) Sự cố an toàn sinh học mức độ ít nghiêm trọng là sự cố xảy ra trong phạm vi cơ sở xét nghiệm nhưng ít có nguy cơ làm lây nhiễm cho nhân viên xét nghiệm và cơ sở xét nghiệm có đủ khả năng để kiểm soát;
b) Sự cố an toàn sinh học mức độ nghiêm trọng là sự cố xảy ra trong phạm vi cơ sở xét nghiệm nhưng có nguy cơ cao làm lây nhiễm cho nhân viên xét nghiệm và cộng đồng hoặc sự cố mà cơ sở xét nghiệm không có đủ khả năng để kiểm soát.

Theo quy định trên, sự cố an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm được phân loại thành mức độ ít nghiêm trọng và nghiêm trọng.

Sự cố an toàn sinh học mức độ ít nghiêm trọng là sự cố xảy ra trong phạm vi cơ sở xét nghiệm nhưng ít có nguy cơ làm lây nhiễm cho nhân viên xét nghiệm và cơ sở xét nghiệm có đủ khả năng để kiểm soát.

Sự cố an toàn sinh học mức độ nghiêm trọng là sự cố xảy ra trong phạm vi cơ sở xét nghiệm nhưng có nguy cơ cao làm lây nhiễm cho nhân viên xét nghiệm và cộng đồng hoặc sự cố mà cơ sở xét nghiệm không có đủ khả năng để kiểm soát.

Sự cố an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm

Sự cố an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm (Hình từ Internet)

Việc phòng ngừa sự cố an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm được quy định thế nào?

Theo Điều 19 Nghị định 103/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm h khoản 1 Điều 15 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về phòng ngừa sự cố an toàn sinh học như sau:

Phòng ngừa sự cố an toàn sinh học
1. Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học có trách nhiệm:
a) Đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm;
b) Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, phương án xử lý sự cố an toàn sinh học bao gồm các nội dung cơ bản sau: Xác định, khoanh vùng các Điểm có nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm; các biện pháp, trang thiết bị, nhân lực để xử lý và khắc phục sự cố; phương án phối hợp với các cơ quan có liên quan để ứng phó sự cố an toàn sinh học;
c) Đào tạo, tập huấn cho nhân viên của cơ sở xét nghiệm về các biện pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố an toàn sinh học.
2. Hàng năm, cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III phải tổ chức diễn tập phòng ngừa và khắc phục sự cố an toàn sinh học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Theo đó, việc phòng ngừa sự cố an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm được thực hiện theo quy định tại Điều 19 nêu trên.

Khắc phục hậu quả sự cố an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm được thực hiện thế nào?

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 103/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm i khoản 1 Điều 15 Nghị định 155/2018/NĐ-CP về xử lý và khắc phục hậu quả sự cố an toàn sinh học như sau:

Xử lý và khắc phục hậu quả sự cố an toàn sinh học
1. Khi xảy ra sự cố an toàn sinh học, cơ sở xét nghiệm có trách nhiệm:
a) Khẩn trương huy động nhân lực, trang thiết bị để xử lý sự cố theo phương án phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 19 của Nghị định này;
b) Đối với sự cố an toàn sinh học ở mức độ ít nghiêm trọng, cơ sở xét nghiệm phải tiến hành lập biên bản về xử lý, khắc phục sự cố và lưu tại cơ sở;
c) Đối với sự cố an toàn sinh học ở mức độ nghiêm trọng, cơ sở xét nghiệm phải báo cáo sự cố và các biện pháp đã áp dụng để xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học với Sở Y tế.
2. Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chuyên môn nơi cơ sở xét nghiệm đặt trụ sở kiểm tra việc xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học của cơ sở xét nghiệm.
3. Trường hợp vượt quá khả năng, Sở Y tế phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để huy động nguồn lực tại địa phương hoặc đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ cho công tác xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học.
4. Trường hợp sự cố xảy ra tại cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II, và cấp III lan truyền rộng, ảnh hưởng lớn đến cộng đồng dân cư hoặc an ninh quốc gia thì việc xử lý, khắc phục sự cố thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương IV của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
5. Sau khi đã xử lý và khắc phục hậu quả sự cố an toàn sinh học, cơ sở xét nghiệm phải tiến hành kiểm Điểm, phân tích nguyên nhân xảy ra sự cố và sửa đổi, bổ sung kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học.

Như vậy, việc khắc phục hậu quả sự cố an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm được thực hiện theo quy định tại Điều 20 nêu trên.

Sự cố an toàn sinh học
An toàn sinh học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nội dung và trình tự các phiên họp chính thức của Hội đồng an toàn sinh học được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mức hỗ trợ chi phí mua vật tư để thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học là bao nhiêu? Nhà nước thực hiện hỗ trợ hằng năm đúng không?
Pháp luật
Chăn nuôi an toàn sinh học là gì? Cơ sở chăn nuôi sẽ được hỗ trợ đến 1 tỷ đồng để xử lý chất thải chăn nuôi?
Pháp luật
Vi sinh vật nhóm 4 là gì? Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 có được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 4 không?
Pháp luật
Vi sinh vật nhóm 2 là gì? Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 có được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 2 không?
Pháp luật
Vi sinh vật nhóm 3 là gì? Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 có được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 3 không?
Pháp luật
Thế nào là vi sinh vật nhóm 1? Cơ sở xét nghiệm nào được xét nghiệm các loại vi sinh vật nhóm 1?
Pháp luật
Cơ sở xét nghiệm không bố trí đủ số lượng nhân viên xét nghiệm sau khi đã công bố cơ sở đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 1 bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Cơ sở ấp trứng gia cầm thực hiện an toàn sinh học theo nguyên tắc nào? Chất thải rắn của cơ sở ấp trứng gia cầm được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Khu vực làm việc và sử dụng trang thiết bị tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Khử nhiễm, xử lý chất thải tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 được pháp luật quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sự cố an toàn sinh học
6,060 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sự cố an toàn sinh học An toàn sinh học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sự cố an toàn sinh học Xem toàn bộ văn bản về An toàn sinh học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào