Sự cố và tai nạn khai thác cảng hàng không được phân thành bao nhiêu mức độ? Được xác định là vụ việc an toàn hàng không cần có những tính chất nào?
Sự cố và tai nạn khai thác cảng hàng không được phân thành bao nhiêu mức độ?
Sự cố và tai nạn khai thác cảng hàng không được phân thành bao nhiêu mức độ? (Hình từ Internet)
Theo Điều 76 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Phân loại tai nạn, sự cố, vụ việc an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay
1. Tai nạn (mức A): tai nạn gây chết người trong quá trình sử dụng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, trừ các trường hợp bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh, đột tử.
2. Sự cố nghiêm trọng (mức B): sự cố gây mất an toàn nghiêm trọng dẫn đến việc đóng cửa tạm thời đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay hoặc đóng cửa tạm thời cảng hàng không, sân bay.
3. Sự cố uy hiếp an toàn cao (mức C): sự cố gây hư hỏng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; sự cố gây hư hỏng nặng tàu bay, phương tiện, trang thiết bị hoạt động trong khu bay dẫn đến tàu bay, phương tiện, trang thiết bị không thể hoạt động để cung cấp dịch vụ theo kế hoạch ban đầu; sự cố gây thương tích nặng cho người hoặc uy hiếp an toàn cao cho người, phương tiện hoạt động trên khu bay, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn khai thác tàu bay.
4. Sự cố nguy cơ uy hiếp an toàn (mức D): sự cố phương tiện va chạm với phương tiện, trang thiết bị hoặc với người; sự cố làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; sự cố gây thương tích cho người trong quá trình khai thác, cung cấp dịch vụ hàng không.
5. Vụ việc (mức E): các vụ việc không uy hiếp trực tiếp đến an toàn hàng không nhưng có ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
6. Căn cứ vào phân loại tai nạn, sự cố, vụ việc an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định tại Thông tư này, người khai thác cảng hàng không, sân bay thống kê, thiết lập danh mục tai nạn, sự cố, vụ việc an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay điển hình tại cảng hàng không, sân bay theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam để phục vụ cho việc quản lý an toàn tại cảng hàng không, sân bay.
Theo đó, sự cố, tai nạn khai thác cảng hàng không được phân thành 4 mức độ, cụ thể như sau:
+ Tai nạn (mức A): tai nạn gây chết người trong quá trình sử dụng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, trừ các trường hợp bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh, đột tử.
+ Sự cố nghiêm trọng (mức B): sự cố gây mất an toàn nghiêm trọng dẫn đến việc đóng cửa tạm thời đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay hoặc đóng cửa tạm thời cảng hàng không, sân bay.
+ Sự cố uy hiếp an toàn cao (mức C): sự cố gây hư hỏng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; sự cố gây hư hỏng nặng tàu bay, phương tiện, trang thiết bị hoạt động trong khu bay dẫn đến tàu bay, phương tiện, trang thiết bị không thể hoạt động để cung cấp dịch vụ theo kế hoạch ban đầu; sự cố gây thương tích nặng cho người hoặc uy hiếp an toàn cao cho người, phương tiện hoạt động trên khu bay, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn khai thác tàu bay.
+ Sự cố nguy cơ uy hiếp an toàn (mức D): sự cố phương tiện va chạm với phương tiện, trang thiết bị hoặc với người; sự cố làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; sự cố gây thương tích cho người trong quá trình khai thác, cung cấp dịch vụ hàng không.
Lưu ý: Căn cứ vào phân loại tai nạn, sự cố, vụ việc an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định tại Thông tư này, người khai thác cảng hàng không, sân bay thống kê, thiết lập danh mục tai nạn, sự cố, vụ việc an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay điển hình tại cảng hàng không, sân bay theo yêu cầu của Nhà chức trách hàng không (Cục Hàng không Việt Nam) để phục vụ cho việc quản lý an toàn tại cảng hàng không, sân bay.
Sự cố an toàn khai thác cảng hàng không được quy định ra sao?
Theo Mục 2 Phụ lục I của Quy chế báo cáo an toàn hàng không ban hành kèm theo Quyết định 399/QĐ-CHK năm 2015 quy định như sau:
2. Sự cố:
Là vụ việc khác với tai nạn, xảy ra trong quá trình khai thác tàu bay, ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng đến an toàn khai thác, bao gồm:
2.1 Sự cố nghiêm trọng (Mức B).
a. Vụ việc xảy ra với những tình huống cho thấy tai nạn gần xảy ra;
b. Các sự cố nghiêm trọng được liệt kê tại Phụ lục II của Quy chế này.
2.2 Sự cố nguy cơ uy hiếp an toàn cao ( mức C).
Là các vụ việc được liệt kê trong Phụ lục III của Quy chế này với điều kiện sau:
a. Trong hoạt động khai thác, bảo dưỡng tàu bay:
i. Làm giảm khả năng cần thiết của tổ bay và các hệ thống của tàu bay để đối phó với tình huống bất lợi của sự cố gây nên suy giảm nghiêm trọng mức độ an toàn bay và khả năng làm việc của một số chức năng chính; hoặc
ii. Làm tăng đáng kể khối lượng công việc của tổ bay để đối phó với tình thế, làm suy giảm hiệu quả làm việc của tổ bay, gây hoang mang, lo sợ cho tổ bay và hành khách hoặc gây thương tích nhẹ; hoặc
iii. Gây hỏng hóc lớn cho tàu bay hoặc ô nhiễm nặng đối với môi trường nhưng chưa phải là sự cố nghiêm trọng; hoặc
iv. Nguyên nhân của vụ việc hoặc hậu quả hỏng hóc đối với tàu bay, hệ thống và trang thiết bị tàu bay do sự cố gây ra không thể xác định hoặc khắc phục bằng các quy trình khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa nằm trong hệ thống tài liệu khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay do Cục HKVN phê chuẩn dẫn đến phải dừng khai thác tàu bay quá 96 giờ (không kể trường hợp đợi khí tài thay thế) hoặc các hỏng hóc giống nhau trên cùng một thiết bị, hệ thống của tàu bay dẫn đến việc phải áp dụng lần thứ 2 quy trình khẩn nguy tương tự trong thời gian 7 ngày khai thác liên tục.
b. Trong lĩnh vực hoạt động bay:
i. Ảnh hưởng lớn đến hoạt động bay và ảnh hưởng đến an toàn bay dẫn đến tàu bay gần va chạm với nhau nhưng chưa phải là sự cố nghiêm trọng; hoặc
ii. Khoảng cách thực tế giữa tàu bay và mặt đất hoặc chướng ngại vật bị vi phạm nhưng lớn hơn hoặc bằng 50% và nhỏ hơn 80%giá trị khoảng cách an toàn; hoặc
iii. Phân cách giữa các tàu bay (không có xu hướng đối đầu) bị vi phạm nhưng lớn hơn hoặc bằng 50% và nhỏ hơn 80% giá trị phân cách tối thiểu; hoặc
iv. Nguyên nhân của vụ việc cần phải kiểm tra, xác minh và cần phải áp dụng các biện pháp xử lý và biện pháp tăng cường an toàn. (tham chiếu các sự cố phải kiểm tra, xác minh tại phụ lục IX của quy chế)
c. Trong lĩnh vực cảng hàng không sân bay.
Gây hư hỏng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; phương tiện, trang thiết bị hoạt động trong khu bay hoặc gây uy hiếp an toàn cho người, phương tiện hoạt động trên khu bay, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn khai thác tàu bay.
2.3 Sự cố nguy cơ uy hiếp an toàn – (mức D).
Là các vụ việc được liệt kê trong Phụ lục III của Quy chế này với điều kiện:
a. Trong hoạt động khai thác, bảo dưỡng tàu bay:
i. Vụ việc có ảnh hưởng đến an toàn bay nhưng chưa đến mức độ uy hiếp an toàn cao, mọi hành động xử lý tình huống đều nằm trong khả năng của tổ bay; hoặc
ii. Vụ việc này có thể làm giảm mức độ an toàn bay hoặc khả năng hoạt động của một số chức năng và có làm tăng (không nhiều) khối lượng công việc của tổ bay như phải thay đổi kế hoạch hoặc phương thức bay; hoặc
iii. Vụ việc có thể gây khó chịu cho tổ bay, hành khách hoặc hỏng hóc nhỏ cho tàu bay. Tuy nhiên, sau khi xảy ra sự cố hậu quả hỏng hóc gây ra đối với tàu bay, hệ thống hoặc thiết bị tàu bay được khắc phục bằng các quy trình khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa nằm trong hệ thống tài liệu khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay do Cục HKVN phê chuẩn và tàu bay có thể được tiếp tục khai thác bình thường; hoặc
b. Trong lĩnh vực hoạt động bay:
i. Khoảng cách thực tế giữa tàu bay và mặt đất hoặc chướng ngại vật bị vi phạm nhưng lớn hơn hoặc bằng 80% giá trị khoảng cách an toàn; hoặc
ii. Phân cách giữa các tàu bay (không có xu hướng đối đầu) bị vi phạm nhưng lớn hơn hoặc bằng 80% giá trị phân cách tối thiểu;
iii. Có ảnh hưởng đến hoạt động bay và an toàn bay nhưng chưa đến mức độ theo phân loại mức C, các hành động xử lý tình huống đều nằm trong khả năng kiểm soát của cơ sở điều hành bay và tổ lái. Hoạt động bay, công tác điều hành bay được tiến hành bình thường nhưng cần phải tiến hành, đánh giá rủi ro an toàn;
c. Trong lĩnh vực cảng hàng không sân bay.
i. Vụ việc phương tiện va chạm với phương tiện hoặc với người; sự cố làm ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay có khả năng ảnh hưởng đến an toàn hàng không.
Theo đó, căn cứ trên đây quy định cụ thể về 03 mức độ (Mức B, C và D) của sự cố an toàn khai thác cảng hàng không.
Được xác định là vụ việc an toàn hàng không cần có những tính chất nào?
Theo Mục 3 Phụ lục I của Quy chế báo cáo an toàn hàng không ban hành kèm theo Quyết định 399/QĐ-CHK năm 2015 quy định các vụ việc (mức E) không uy hiếp trực tiếp đến an toàn được liệt kê trong Phụ lục III của Quy chế này, có tính chất như sau:
+ Không ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn hoặc không gây khó khăn cho tổ bay trong quá trình bay tiếp theo sau khi xảy ra sự cố. Sau khi xảy ra sự cố, hậu quả hỏng hóc gây ra đối với tàu bay, hệ thống hoặc thiết bị tàu bay được khắc phục bằng các quy trình khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa nằm trong hệ thống tài liệu khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay do Cục HKVN phê chuẩn và tàu bay có thể được tiếp tục khai thác bình thường.
+ Có ảnh hưởng đến hoạt động bay và chưa ảnh hưởng đến an toàn bay hoặc là kết quả sau khi xem xét đánh giá, giảm mức độ của sự cố loại mức D.
+ Có ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay nhưng không ảnh hưởng đến an toàn hàng không.
Các báo cáo vụ việc này mang tính chất cung cấp thông tin thống kê, nhằm đánh giá rủi ro tiềm ẩn, đưa ra các khuyến cáo an toàn mang tính chất phòng ngừa.
Theo đó, trên đây những tính chất để xác định vụ việc an toàn hàng không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?