Sử dụng bao bì đã được đăng ký sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu của một công ty khác có được xem là vi phạm pháp luật hay không?
- Quyền tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của công ty đối với nhãn hiệu đã đăng ký được quy định như thế nào?
- Sử dụng bao bì đã được đăng ký sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu của một công ty khác có được xem là vi phạm pháp luật hay không?
- Tổ chức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của công ty thì có thể bị xử lý như thế nào theo pháp luật về dân sự?
Quyền tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của công ty đối với nhãn hiệu đã đăng ký được quy định như thế nào?
Trường hợp công ty bạn đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với bao bì hàng hóa nhưng công ty khác lại sử dụng bao bì này và cho sản phẩm của chính công ty đó vào thì công ty khác đã vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ đối với bao bì của công ty bạn. Khi xảy ra hành vi xâm phạm trên, công ty bạn có thể tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được bổ sung bởi khoản 10 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 như sau:
"Điều 198. Quyền tự bảo vệ
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
[...]"
Đồng thời, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về việc bảo vệ đối với tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
gây ra tại khoản 2 và khoản 3 Điều này như sau:
"2. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh."
Sử dụng bao bì đã được đăng ký sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu của một công ty khác có được xem là vi phạm pháp luật hay không?
Sử dụng bao bì đã được đăng ký sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu của một công ty khác có được xem là vi phạm pháp luật hay không? (Nguồn ảnh: Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về đối tượng quyền sở hữu sản phẩm như sau:
“Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.”
Cụ thể, tại khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 như sau:
"Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
[..]
3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
[...]"
Có thể thấy, trường hợp bao bì đã được đăng ký nhãn hiệu thì sẽ được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là quyền sở hữu công nghiệp. Do đó, nếu một công ty khác sử dụng bao bì hàng hóa của công ty bạn mà chưa được cho phép thì được xem là một hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và cần bị xử lý thích đáng.
Tổ chức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của công ty thì có thể bị xử lý như thế nào theo pháp luật về dân sự?
Căn cứ Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các biện pháp dân sự có thể áp dụng để xử lý trong trường hợp có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm:
"Điều 202. Các biện pháp dân sự
Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
4. Buộc bồi thường thiệt hại;
5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ."
Như vậy, tùy vào mức độ vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp dân sự nói trên để xử lý trong trường hợp có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?