Sử dụng chất kích thích trong thể thao có bị xử phạt không? Các hành vi bị cấm trong thể thao là gì?
Sử dụng chất kích thích trong thể thao là gì?
Theo Ủy ban Olympic châu Âu cho rằng, sử dụng chất kích thích trong thể thao việc sử dụng những chất, những phương pháp nhằm làm tăng thành tích thể thao, làm tổn hại đến tinh thần thể thao chân chính. Đồng thời còn ảnh hưởng đến sự lành mạnh về thề chất, tâm lý, đạo đức của vận động viên.
Ủy ban Olympic Mỹ cho rằng sử dụng chất kích thích trong thể thao là hành vi làm tăng thành tích trong thể thao một cách giả tạo.
Vì chưa có một văn bản nào quy định về khái niệm sử dụng chất kích thích trong thể thao, vậy nên theo cách hiểu thông thường, sử dụng chất kích thích trong thể thao là hành vi đưa chất cấm vào cơ thể để phát triển sức mạnh, cơ bắp một cách giả tạo. Mục đích của hành vi sử dụng chất cấm trong thể thao là làm tăng thành tích trong thể thao. Tuy nhiên, hành vi trên được coi là hành vi “làm tăng thành tích trong thể thao một cách giả tạo”.
Sử dụng chất kích thích trong thể thao
Mức phạt khi sử dụng chất kích thích trong thể thao
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
“Điều 6. Vi phạm quy định về sử dụng chất kích thích trong tập luyện, thi đấu thể thao
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bao che, tổ chức cho vận động viên sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản.2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
Như vậy đối với trường hợp này vì bạn là vận động viên nhưng lại có hành vi sử dụng chất kích thích thì sẽ bị xử phạt tối đa từ 10.000.000 đồng 15.000.000 đồng. Ngoài ra, vận động viên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên.
Các hành vi bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 46/2019/NĐ-CP có thể suy ra rằng các hành vi bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao là các hành vi sau đây:
- Sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực, trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam.
- Sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người tập luyện, thi đấu, trừ những bài tập, môn thể thao, phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao được pháp luật cho phép.
Mức phạt cho các hành vi bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, mức phạt cho các hành vi bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực, trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người tập luyện, thi đấu, trừ những bài tập, môn thể thao, phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao được pháp luật cho phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tài liệu hướng dẫn sử dụng phương pháp bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền quy định trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần đối với cá nhân.
Như vậy, nếu vận động viên có hành vi sử dụng chất kích thích trong thể thao sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Các hành vi bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao là sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực, trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam và sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người tập luyện, thi đấu, trừ những bài tập, môn thể thao, phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao được pháp luật cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu biên bản về việc kháng cáo vụ án hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản về việc kháng cáo?
- Quy chế nội bộ về cho vay, quản lý nợ, xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm những nội dung nào?
- Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được quy định thế nào?
- Cách thức giải quyết công việc của Tổng Kiểm toán nhà nước là gì? Cuộc họp do Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì gồm những gì?
- Lỗi đi vào đường cấm ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền, trừ mấy điểm giấy phép lái xe theo Nghị định 168?