Sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ vì mục đích cá nhân có được hay không? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ?
Sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ vì mục đích cá nhân có được hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 121/2017/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Tuân thủ Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự, Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Mọi thông tin liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam của người bị tạm giữ, người bị tạm giam phải được thu thập, cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác, khách quan, khoa học và quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo đúng quy định của pháp luật.
3. Khai thác, sử dụng đúng mục đích, bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được giữ bí mật theo quy định của pháp luật.
4. Việc xây dựng, khai thác, sử dụng thông tin liên quan đến người bị tạm giữ, người bị tạm giam phải bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, phục vụ công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
5. Quản lý chặt chẽ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam, bảo đảm an toàn, an ninh và bảo mật theo quy định của pháp luật trong việc quản lý dữ liệu; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước; bảo đảm sự tương thích, thông suốt an toàn giữa các hệ thống thông tin.
Như vậy, khi sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ phải sử dụng đúng mục đích, bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được giữ bí mật theo quy định của pháp luật.
Cho nên việc sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ vì mục đích cá nhân không bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là trái với quy định pháp luật.
Bên cạnh đó còn có một số nguyên tắc khác mà cần lưu ý khi sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ là:
- Tuân thủ Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự, Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Mọi thông tin liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam của người bị tạm giữ, người bị tạm giam phải được thu thập, cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác, khách quan, khoa học và quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc xây dựng, khai thác, sử dụng thông tin liên quan đến người bị tạm giữ, người bị tạm giam phải bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, phục vụ công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
- Quản lý chặt chẽ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam, bảo đảm an toàn, an ninh và bảo mật theo quy định của pháp luật trong việc quản lý dữ liệu; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước; bảo đảm sự tương thích, thông suốt an toàn giữa các hệ thống thông tin.
Tạm giữ (Hình từ Internet)
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 121/2017/NĐ-CP, quy định về các hành vi nào bị nghiêm cấm trong sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ như sau:
- Cố tình làm sai lệch thông tin, cung cấp thông tin sai lệch.
- Tự ý lập, tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin, tài liệu.
- Cố tình sử dụng sai mục đích kết quả thu thập, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam xâm phạm quyền tự do, danh dự, đời tư và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Chiếm đoạt, làm hỏng, mất tài liệu, mua bán, chuyển giao, tiêu hủy trái phép thông tin, tài liệu.
- Truy cập trái phép, thay đổi, giả mạo, sao chép, tiết lộ, gửi, hủy trái phép tài liệu lưu trữ điện tử, tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn hoặc hủy hoại thông tin và cơ sở dữ liệu.
Kinh phí sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ được bảo đảm từ nguồn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 121/2017/NĐ-CP như sau:
Kinh phí bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Kinh phí thực hiện việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Việc quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Như vậy, kinh phí sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ được ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?