Sử dụng công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân khác để tham gia hoạt động khoa học và công nghệ bị xử phạt như thế nào?
- Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ có những nghĩa vụ gì?
- Sử dụng công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân khác để tham gia hoạt động khoa học và công nghệ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Lợi ích thu được từ việc sử dụng bất hợp pháp công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân khác bị xử lý như thế nào?
Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ có những nghĩa vụ gì?
Theo Điều 21 Luật Khoa học và công nghệ 2013 quy định về nghĩa vụ của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ như sau:
Nghĩa vụ của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ
1. Đóng góp trí tuệ, tài năng vào sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ đã ký kết.
3. Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao.
4. Đăng ký, lưu giữ và giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
5. Giữ bí mật nhà nước về khoa học và công nghệ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội.
Theo đó, cá nhân thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ có những nghĩa vụ sau:
- Đóng góp trí tuệ, tài năng vào sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ đã ký kết.
- Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao.
- Đăng ký, lưu giữ và giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
- Giữ bí mật nhà nước về khoa học và công nghệ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội.
Hoạt động khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Sử dụng công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân khác để tham gia hoạt động khoa học và công nghệ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 2 Điều 8 Luật Khoa học và công nghệ 2013 quy định về các hành vi bị cấm như sau:
Các hành vi bị cấm
...
2. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chiếm đoạt, chuyển nhượng, chuyển giao bất hợp pháp kết quả khoa học và công nghệ.
...
Theo đó, pháp luật nghiêm cấm hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chiếm đoạt, chuyển nhượng, chuyển giao bất hợp pháp kết quả khoa học và công nghệ.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 51/2019/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về sở hữu, sử dụng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ như sau:
Vi phạm quy định về sở hữu, sử dụng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng, công bố số liệu, quy trình công nghệ, thông tin liên quan đến kết quả hoạt động khoa học và công nghệ thuộc quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức khác để hoàn thiện, phát triển công nghệ nhằm thương mại hóa, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức đó;
b) Đăng ký, công bố công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân, tổ chức khác mà chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức đó;
c) Sử dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quy trình công nghệ hoặc kết quả nghiên cứu của cá nhân, tổ chức khác để đăng ký tham dự triển lãm, cuộc thi, giải thưởng về khoa học và công nghệ mà chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức đó.
...
Theo đó, sử dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quy trình công nghệ hoặc kết quả nghiên cứu của cá nhân, tổ chức khác để đăng ký tham dự triển lãm, cuộc thi, giải thưởng về khoa học và công nghệ mà chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức đó là hành vi vi phạm quy định về về sở hữu, sử dụng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ.
Như vậy, sử dụng công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân khác để tham gia hoạt động khoa học và công nghệ mà chưa có sự đồng ý của cá nhân đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
Đây là mức phạt đối với cá nhân có hành vi vi phạm, trường hợp tổ chức sử dụng công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân khác để tham gia hoạt động khoa học và công nghệ mà chưa có sự đồng ý của cá nhân đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt gấp 02 lần cá nhân tức là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 28.000.000 đồng (Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 51/2019/NĐ-CP).
Lợi ích thu được từ việc sử dụng bất hợp pháp công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân khác bị xử lý như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 51/2019/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về sở hữu, sử dụng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ như sau:
Vi phạm quy định về sở hữu, sử dụng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo đó, cá nhân, tổ chức buộc phải nộp lại toàn bộ số lợi ích bất hợp pháp thu được khi sử dụng công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân khác để tham gia hoạt động khoa học và công nghệ mà chưa có sự đồng ý của cá nhân đó.
Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức sử dụng công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân khác để tham gia hoạt động khoa học và công nghệ mà chưa có sự đồng ý của cá nhân đó còn phải cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?