Sử dụng điện thoại di động tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự theo quy định chỉ bị phạt cảnh cáo đúng không?

Tôi có thắc mắc là nếu người có mặt tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự sử dụng điện thoại di động thì theo quy định chỉ bị phạt cảnh cáo đúng không? Hình thức xử phạt bổ sung đối với người sử dụng điện thoại di động tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự thế nào? Mong nhận được phản hồi từ ban tư vấn pháp luật. Xin cảm ơn - câu hỏi của bạn Đạt (Bình Phước)

Sử dụng điện thoại di động tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự được không?

Theo khoản 6 Điều 234 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nội quy phiên tòa như sau:

Nội quy phiên tòa
1. Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.
2. Nghiêm cấm mang vào phòng xử án vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
3. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
4. Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.
5. Mọi người tham dự phiên tòa phải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.
6. Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa; không sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa.
7. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho rời khỏi phòng xử án khi có lý do chính đáng.
Người dưới mười sáu tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.
8. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
9. Chỉ những người được Hội đồng xét xử đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho ngồi để hỏi, trả lời, phát biểu.

Theo quy định nội quy phiên tòa thì người có mặt tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự không sử dụng điện thoại di động.

Sử dụng điện thoại di động tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự theo quy định chỉ bị phạt cảnh cáo đúng không?

Theo điểm a khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp như sau:

Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng điện thoại, tạo các tạp âm hoặc thực hiện các hành vi khác gây mất trật tự tại phiên tòa;
b) Để thiết bị điện tử ở trạng thái tắt camera hoặc tắt âm thanh micro mặc dù được chủ tọa phiên tòa nhắc nhở;
c) Không đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, khi Hội đồng xét xử tuyên án mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép;
d) Bị cáo không đứng dậy khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép;
đ) Hút thuốc, ăn uống trong phòng xử án;
e) Mặc trang phục không nghiêm túc, đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án không có lý do chính đáng và không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa;
g) Bị cáo đang bị tạm giam tiếp xúc với người khác không phải là người bào chữa cho mình mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép;
h) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã được nhắc nhở nhưng vẫn vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.
...

Theo quy định nêu trên thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng điện thoại, tạo các tạp âm hoặc thực hiện các hành vi khác gây mất trật tự tại phiên tòa.

Như vậy, ngoài hình thức phạt cảnh cáo thì người sử dụng điện thoại di động tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự còn có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 6 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 quy định mức phạt tiền này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

sử dụng điện thoại di động

Sử dụng điện thoại di động tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự theo quy định chỉ bị phạt cảnh cáo đúng không? (Hình từ Internet)

Hình thức xử phạt bổ sung đối với người sử dụng điện thoại di động tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự thế nào?

Theo khoản 5 Điều 23 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp như sau:

Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b và điểm c khoản 3, điểm b và điểm c khoản 4 Điều này.
...

Theo quy định hình thức xử phạt bổ sung đối với người sử dụng điện thoại di động tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Vụ án dân sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bên khởi kiện có thể khởi kiện lại vụ án dân sự đã bị Tòa án đình chỉ do rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện không?
Pháp luật
Những vụ án dân sự có tính chất phức tạp nào được gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm?
Pháp luật
Tòa án được ra quyết định tạm đình chỉ mấy lần đối với một vụ án dân sự? Hậu quả của việc tạm đình chỉ vụ án dân sự là gì?
Pháp luật
Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm có phải hỏi nguyên đơn về việc rút đơn khởi kiện vụ án dân sự hay không?
Pháp luật
Có phải tất cả phiên tòa xét xử vụ án dân sự đều được tổ chức xét xử công khai hay không? Nội quy phiên tòa xét xử vụ án dân sự bao gồm những gì?
Pháp luật
Tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự thì Chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm hỏi người kháng cáo những vấn đề nào?
Pháp luật
Đương sự trong vụ án dân sự muốn hỏi người làm chứng thì phải được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa đúng không?
Pháp luật
Trong khi giải quyết vụ án dân sự, đương sự có Giấy khám bệnh xác định mắc bệnh tâm thần Tòa án giải quyết thế nào?
Pháp luật
Trong vụ án dân sự đã nhận tiền thi hành án thì có được kháng cáo theo thủ tục giám đốc thẩm không?
Pháp luật
Chỉ được yêu cầu tòa án áp dụng một biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với bị đơn trong vụ án dân sự đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vụ án dân sự
1,621 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vụ án dân sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào