Sử dụng hợp đồng của công ty mẹ để chứng minh năng lực tài chính trong đấu thầu của công ty con có được không?
Sử dụng hợp đồng của công ty mẹ để chứng minh năng lực tài chính của công ty con có được không?
>> Mới nhất Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành Tải
Theo quy định tại khoản 2 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
"Điều 196. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con
...
2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập.
..."
Công ty mẹ và công ty con chỉ có quan hệ góp vốn, bản chất đây là 2 chủ thể kinh doanh khác nhau, có tư cách pháp nhân riêng, công ty con không thể chứng minh năng lực bằng hợp đồng của công ty mẹ được.
Đồng thời tại khoản 35 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 như sau:
"Điều 4. Giải thích từ ngữ
...
35. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.
..."
Theo đó công ty con là nhà thầu chính thì phải tự chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn.
Sử dụng hợp đồng của công ty mẹ để chứng minh năng lực tài chính trong đấu thầu của công ty con có được không?
Nếu công ty con muốn công ty mẹ cùng tham gia vào gói thầu thì thực hiện thế nào?
Trường hợp này công ty con có thể xem xét đăng ký nhà thầu phụ hoặc liên danh với công ty mẹ.
Quy định về nhà thầu phụ tại Điều 36 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 như sau:
"Điều 4. Giải thích từ ngữ
...
36. Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu."
Muốn nhận ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu thì cần đáp ứng điều kiện gì?
Tại Điều 14 Luật Đấu thầu 2013 (Được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 33 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017) quy định về ưu đãi lựa chọn nhà thầu thì muốn được nhận ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu trong nước cần đáp ứng các điều kiện:
- Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước để cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên.
- Đối tượng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu quốc tế để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp bao gồm:
+ Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh;
+ Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
- Đối tượng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp bao gồm:
+ Nhà thầu có từ 25% trở lên số lượng lao động là nữ giới;
+ Nhà thầu có từ 25% trở lên số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật;
+ Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.
- Việc tính ưu đãi được thực hiện trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo một trong hai cách sau đây:
+ Cộng thêm điểm vào điểm đánh giá của nhà thầu thuộc đối tượng được ưu đãi;
+ Cộng thêm số tiền vào giá dự thầu hoặc vào giá đánh giá của nhà thầu không thuộc đối tượng được ưu đãi.
Và nguyên thắc thực hiệ ưu đãi lựa chọn nhà thầu phải tuân thủ Điều 3 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc ưu đãi
1. Trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn (tính trên giá trị tiền lương, tiền công chi trả).
2. Trường hợp nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
3. Đối với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ tất cả các đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước (chi phí tư vấn, hàng hóa, xây lắp) từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?